Điều 5 trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là những quy định về người sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật này bao gồm: 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) - Khoản 2, Điều 5. Từ quy định trên, theo ý kiến của cá nhân tôi thì trong dự thảo cần có giải thích rõ thế nào là đối tượng hộ gia đình trong sử đụng dất để xác định vai trò của các thành viên cũng như quyền lợi khi phân chia giá trị tài sản là quyền sử dụng đất. Vì trên thực tế có vợ chồng nhưng lại không cùng trong sổ hộ khẩu và trường hợp con cái trên 18 tuổi ở cùng bố mẹ khi tách hộ thì xử lý thế nào.
Quy định rõ đối tượng sử dụng đất - Ảnh: K.S
Điều 27 là những quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin về đất đai, trong đó, Khoản 1 và Khoản 2 có nội dung như sau: 1. Công bố kịp thời, công khai các thông tin quản lý đất đai quy định tại Điều 21 của luật này cho tổ chức, cá nhân trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật. 2. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai. Để phù hợp với nội dung của Chương 1 và Chương 2 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi kiến nghị gộp khoản 1 và 2 lại thành một, bổ sung thêm và viết lại như sau: 1. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm công bố kịp thời, công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất; các thông tin theo quy định tại Điều 21 của luật này cho tổ chức, cá nhân theo luật định (trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật); công dân, tổ chức có quyền tiếp cận hệ thống thông tin đất đai.
Điều 17 có nội dung như sau: 1. Quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất. 2. Ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể. Đây là điều có nội dung ngắn nhất trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và nội dung của hai khoản trong điều này là những quy định về việcnhà nước định giá đất. Cụ thể là quy định về trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ trong việc ban hành chính sách định giá đất. Vì vậy, tôi đề nghị gom hai khoản này thành một và viết lại như sau: Quốc hội quyết định nguyên tắc, phương pháp định giá đất và ban hành khung giá đất quốc gia; Chính phủ ban hành bảng giá đất của quốc gia và quyết định giá đất cụ thể.
Điều 9 là những quy định về phân loại đất. Theo đó, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: 3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Theo suy nghĩ của tôi thì quy định như trên là quá chung chung, khó thự thi và thậm chí dẫn đến hiểu nhầm. Vì vậy, trong dự thảo cần làm rõ như thế nào là loại đất chưa sử dụng. Thực tế khi thống kê đất, 2 ngành nông nghiệp và tài nguyên - môi trường thường đưa ra số liệu không thống nhất. Lý do chính vì cách thống kê loại đất chưa sử dụng. Ngành nông nghiệp thì thống kê theo loại đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng, trong đó bao gồm cả một số diện tích đất trồng đồi núi trọc chưa sử dụng. Ngành tài nguyên - môi trường thì thống kê đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ thống kê đất có rừng, đất trồng đồi núi trọc thì cho vào loại đất chưa sử dụng. Vì vậy đề nghị mở ngoặc để nói rõ về loại đất này là như thế nào.
Điều 50 là những quy định làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, Khoản 2 của điều này có nội dung như sau: 2. Trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Đây là quy định phù hợp với thực tế và rất cần thiết. Tuy nhiên, để điều luật được sáng rõ hơn, tôi đề nghị thêm cụm từ “và chuyển mục đích sử dụng đất” vào trước cụm từ “đất trồng lúa”. Quy định như vậy là giữ cho diện tích trồng lúa được ổn định nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia. Như vậy, Khoản 2, điều 50 được viết lại như sau: Trường hợp giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng chính phủ.
Điều 184 là những quy định về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, với nội dung cụ thể như sau: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất hoặc do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính. Theo thực tế mà tôi được biết thì hiện nay, tại các địa phương không thực hiện theo quy định như tại Điều 184 của dự thảo và hiện cũng không có văn bản nào hướng dẫn về trình tự thủ tục, mẫu đơn quy định về vấn đề này trong bộ thủ tục hành chính. Các cán bộ địa chính địa phương khi được hỏi thì cho rằng, quy trình theo quy định trên là phức tạp. Như vậy, quy định này nếu không sửa đổi, bổ sung thì sẽ thiếu tính khả thi.
Văn Minh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065