Quốc hội quyết chủ trương đầu tư sai thì phải nhận khuyết điểm chứ không kỷ luật được. Đó là quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi chủ trì phiên họp Hội nghị đại biểu chuyên trách về luật Đầu tư công sửa đổi sáng 11-4.
Đã có 16 đại biểu cho ý kiến dự thảo luật dự kiến thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa 7 trong năm nay. Nhiều ý kiến khác nhau về một số nội dung như tiêu chí, tính chất phân loại dự án; công trình đầu tư khẩn cấp, cấp bách…
Tuy nhiên, vấn đề được tranh luận nhiều nhất là việc phân rõ trách nhiệm của người ra quyết định chủ trương đầu tư và người quyết định dự án đầu tư.
Dẫn dự án đầu tư xây sân bay Long Thành để Quốc hội quyết định sắp tới, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi: “Liệu người quyết định chủ trương và người quyết định dự án cụ thể này có là một không? Khi xảy ra trách nhiệm thế nào. Quyền của người quyết định đầu tư đến đâu, biết thông tin về nó như thế nào?”.
Đầu tư công sẽ hiệu quả hơn trong thời gian tới?
Đại biểu Ngô Văn Minh đánh giá nếu luật sửa đổi thông qua củng cố niềm tin trong lĩnh vực nhiều tai tiếng, thất thoát, tham nhũng làm xói mòn lòng tin của người dân với nhà nước thời gian qua. Theo đại biểu, dự thảo luật có quy định trách nhiệm, xử lý người quyết định đầu tư sai nhưng còn người ra chủ trương đầu tư sai lại chưa rõ, chưa chặt chẽ. Thời gian qua có một số dự án ra chủ trương sai cũng không thể xử lý được ai. Vẫn theo đại biểu Minh, nếu dự án có vốn mà không làm, gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả phải xử lý, phải chịu trách nhiệm bồi thường, tùy theo mức độ mà truy cứu trách nhiệm hình sự. Nay luật cũng cần cân nhắc nếu chủ trương đầu tư sai, gây thất thoát vốn, không hiệu quả cũng không loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự. “Quyết định chủ trương đầu tư sai dẫn tới không cân đối được vốn… thì cũng là một dấu hiệu phạm tội”, ông Minh nói.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đặt ra tình huống nếu Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư dự án sai liệu có kỷ luật được chủ tịch Quốc hội không?
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Quốc hội quyết định chủ trương một số vấn đề quan trọng, không phải cơ quan hành pháp, HĐND không phải cơ quan hành chính địa phương, cơ quan quyền lực quyết định nên không đưa vào kỷ luật được.
Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. “Đừng có nói quyết định chủ trương sai phải đi tù, ĐB Minh nói hình sự, hình sự ai? Hai chủ thể này là cơ quan lập pháp ở địa phương không nên can thiệp vào hành pháp. Cái đó phải để Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh quyết định”, Chủ tịch nêu ý kiến.
Ông cũng cho rằng Quốc hội không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban quyết. “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Nguồn TNO
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065