Trước đó, tại Tờ trình của Chính phủ về vấn đề này, Chương I của Dự thảo có 3 nội dung mới. Trong đó, về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, có 2 phương án (xem box).
Phát biểu tại hội trường về vấn đề này, có đến 3 loại ý kiến khác nhau.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) và một số ĐB khác đề nghị lựa chọn phương án 2, theo đó cấp chính quyền nào cũng bao gồm UBND và HĐND. “Ở đâu có UBND, ở đó phải tổ chức HĐND”, ông Vinh nói.
ĐB Trần Ngọc vinh (Hải Phòng) phát biểu tại phiên họp sáng 24-11
Nhìn nhận rằng nội dung quan trọng nhất của dự thảo Luật này là mô hình tổ chức chính quyền địa phương, ĐB Trần Minh Diệu (Quảng Bình) tỏ ra hết sức băn khoăn về phương án mô hình mới là chính quyền đô thị. “Về chủ trương và quan điểm, tôi đồng tình với định hướng phân biệt mô hình chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị, nhưng thời điểm đưa vào Luật thì phải có sự cân nhắc”, ĐB phát biểu.
Ông cũng nói thêm, vừa qua Trung ương mới có chủ trương chỉ đạo hai thành phố là TP.HCM và TP Đà Nẵng xây dựng Đề án để thí điểm về mô hình chính quyền đô thị. Đề án vừa được thông qua cuối tháng 3-2014 và đang tiếp tục chỉnh sửa. Ngay trong Đề án của hai thành phố thì mô hình chính quyền đô thị cũng đã có những điểm khác nhau. Vậy bây giờ đưa vào trong Luật thì chúng ta lấy mô hình của thành phố nào? Tóm lại, chính quyền đô thị mới là ý tưởng, chưa có trên thực tế và chưa được kiểm chứng nên chưa thể luật hóa.
Cần thận trọng và có bước đi thích hợp cũng là quan điểm của ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang). ĐB đề nghị cần có sự tham gia ý kiến của nhân dân trong vấn đề hệ trọng này.
Trong khi đó, ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) ủng hộ phương án 1 trên cơ sở phân tích sự khác biệt giữa công tác quản lý đô thị và nông thôn, song đề nghị gia tăng số lượng ĐB HĐND để tăng cường kiểm tra giám sát; mở rộng, cụ thể hóa thẩm quyền các ban của HĐND...
ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) lại cho rằng, cả hai phương án được nêu đều chưa thuyết phục. “Dự thảo chưa làm rõ ưu, nhược của các phương án cả về khoa học và thực tiễn”. Bà Thủy cũng lưu ý, đây là có lẽ là dự án luật có nhiều điều khoản đưa ra 2 hoặc nhiều hơn 2 phương án nhất (33/131 điều). ĐB đề nghị làm rõ quan hệ giữa cơ quan nhà nước cấp trên với chính quyền địa phương các cấp theo hướng “đã phân cấp thì phải tôn trọng quyết định của địa phương, chỉ giám sát để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp. Dự thảo chưa thống nhất với nguyên tắc trên”.
Không đồng tình với cả hai phương án cũng là quan điểm của ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM). Trong phát biểu của mình, ĐB Quyết Tâm nhiều lần nhấn mạnh đây là cơ hội vàng để cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, đảm bảo chính quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân; nếu bỏ lỡ cơ hội này, người dân sẽ mất lòng tin... ĐB đề nghị dứt khoát: “Ở nông thôn cần giữ 3 cấp chính quyền, mỗi cấp đều có UBND và HĐND. Ở đô thị chỉ nên tổ chức hai cấp”...
|
|
Nguồn SSGP
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065