|
Không giống như các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt gần đây - như sự biến đổi khí hậu cuối kỷ Phấn Trắng đã tiêu diệt các loài khủng long cách nay khoảng 67 triệu năm - sự kiện tuyệt chủng đầu tiên trước đó thêm 150 triệu năm đã giúp đưa khủng long trở thành loài thống trị Trái đất. Và Tachiraptor admirabilis có kích cỡ bằng một con báo hiện tại là một trong những loài đầu tiên tận dụng được sự thay đổi của môi trường sống mới để phát triển.
Mặc dù không chắc chắn về nguyên nhân gây ra sự kiện tuyệt chủng đầu tiên này nhưng các nhà khoa học cũng phỏng đoán rằng, nhiều khả năng sự gia tăng hoạt động của núi lửa đã đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên mặc cho hàng loạt loài khủng long to lớn khác bị tiêu diệt trong giai đoạn này, loài Tachiraptor admirabilis có cơ thể nhỏ gọn lại tận dụng tốt việc một số đối thủ tranh giành thức ăn không còn tồn tại để sinh sôi.
Việc phát hiện ra loài Tachiraptor admirabilis được cho là sẽ giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết mới về những loài sinh sống ở cuối kỷ Tam Điệp, khoảng thời gian và khu vực sinh sống khi ấy như thế nào. Theo UPI thì xương hóa thạch loài Tachiraptor admirabilis được khai quật dưới chân núi phía bắc dãy Andes tại Venezuela. Nó có chiều dài từ 1,5 đến 2 mét và các nhà khoa học cho rằng loài này có thể là tổ tiên của loài khủng long bạo chúa T. Rex.
Niên đại hóa thạch mới phát hiện cách nay khoảng 200 triệu năm, thời điểm bắt đầu bước vào kỷ Jura và khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của các loài khủng long dẫn đến sự thống trị của chúng trên toàn cầu. Tại khu vực trên cũng có một loài khủng long khác là Laquintasaura venezuelae ăn thực vật có kích cỡ bằng một con cáo từng được khai quật.
"Loài Laquintasaura venezuelae có thể là một phần trong thực đơn của loài Tachiraptor admirabilis", tác giả cuộc nghiên cứu Max Langer, nhà khoa học về sinh vật có xương sống cổ đại tại Đại học Sao Paulo ở Brazil, nói với tạp chí Live Science. Tachiraptor có thể là một loại động vật ăn thịt phổ biến ăn bất cứ thứ gì nó có như những loài khủng long nhỏ hơn và các động vật có xương sống khác, chẳng hạn như là thằn lằn, Max Langer cho biết.
Trước đây có rất ít loài khủng long được tìm thấy ở khu vực này của Nam Mỹ - nơi mà trong suốt kỷ Jura vẫn còn là một phần của siêu lục địa Pangaea - cho nên các nhà khoa học đã cho rằng môi trường ở nơi này vào lúc ấy quá khắc nghiệt cho sự phát triển của các loài khủng long. Tuy nhiên việc khám phá ra sự tồn tại của loài Tachiraptor admirabilis cho thấy có thể nơi đây từng tồn tại sự đa dạng sinh học nhiều hơn những gì các nhà khoa học gần đây đã nghĩ.
Theo giải thích của nhà cổ sinh vật học Max Langer thì siêu lục địa Pangaea có hình giống như một chiếc boomerang và loài khủng long mới phát hiện sinh sống ở vành đai ấm áp ngang xích đạo (giữa Pangaea) bao gồm một phần của phía bắc Nam Mỹ, phía nam Bắc Mỹ và châu Phi. Từ bắc đến nam của vành đai này có nhiều sa mạc lớn và những phát hiện mới cho thấy khu vực này có thể không cằn cỗi như những gì chúng ta từng biết.
Khám phá của nhà cổ sinh vật học Max Langer và các đồng sự được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science của Hội Hoàng gia Anh.
Nguồn TNO
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065