Các nhà khoa học vừa phát hiện một số hóa thạch sinh vật cổ tại Vịnh Loch Torridon, thuộc bờ biển miền tây Scotland. Việc phát hiện này đã đánh dấu một bước then chốt về quá trình sinh vật tiến hóa từ biển sang đất liền.
Trong số những hóa thạch sinh vật mới được phát hiện bao gồm vết tích sinh vật sinh sống tại đáy hồ cách nay 1 tỷ năm. Những hóa thạch nhỏ bé này đã đánh dấu một cuộc "đại nhảy vọt" quan trọng, đó là sinh vật lần đầu tiên tiến hóa từ vi khuẩn đơn giản sang cấu trúc tế bào phức tạp.
Theo giáo sư Martin Brasier, thuộc Đại học Oxford (Anh): "Những hóa thạch này đã chứng minh thời gian sinh vật cấp thấp phát triển thành sinh vật tế bào giống như loài tảo ít nhất đã bắt đầu cách nay 1 tỷ năm. Điều này sớm hơn rất nhiều so với tính toán trước đó của chúng ta.”
Các nhà khoa học cho rằng tế bào có cấu trúc bên trong được phân hóa, bao gồm các bào quan như nhân tế bào và cơ chế cấu trúc rất quan trọng xuất hiện dưới tác dụng quang hợp.
Đồng thời tế bào bắt đầu tiến hóa thành dạng sinh sản có giới tính. Chính điều này giúp chúng đẩy nhanh tốc độ tiến hóa. Các nhà khoa học tin tưởng rằng những sinh vật mới được phát hiện cuối cùng đã tiến hóa thành loài tảo xanh và thực vật đất liền.
Sau khi sự sống xuất hiện trên Trái Đất vào khoảng 500 triệu năm, trên đất liền cũng bắt đầu tồn tại dấu vết của sự sống. Tuy nhiên, những "cư dân" xuất hiện sớm nhất này đều là dưới hình thức thực vật cấp thấp như địa y và rêu.
Trong khi đó cũng cùng thời kỳ này, một số động vật cũng bắt đầu "tiến quân" vào đất liền. Sau đó trên Trái Đất lần lượt xuất hiện các loài cá, loài bò sát, động vật có vú, dương xỉ, thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.