Đây là những nền đất hình vòng tròn khổng lồ bí ẩn - còn được gọi là geoglyph - ẩn dưới những tán rừng hàng nghìn năm và chỉ phát lộ do nạn phá rừng.
Các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng hơn 450 geoglyph nằm rải rác trong các cánh rừng Amazon thuộc địa phận bang Acre, phía tây Brazil.
Mặc dù chưa đưa ra được câu trả lời chính xác về nguồn gốc, mục đích của các vòng tròn này nhưng các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết cho rằng chúng được sử dụng không thường xuyên như những tụ điểm nghi lễ tín ngưỡng.
Các nền đất vòng tròn khổng lồ trên gợi liên tưởng tới công trình vòng tròn đá bí ẩn Stonehenge nổi tiếng ở Wiltshire, Anh, có tổng diện tích lên tới 13.000km2.
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Anh và Brazil, những phát hiện trên đã làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta trước đây về những khu rừng không có sự tác động của con người ở rừng nhiệt đới Amazon.
"Thực tế là các công trình nằm ẩn khuất trong nhiều thế kỷ dưới những tán rừng nhiệt đới này đã thách thức sự nhận thức rừng Amazon là "hệ sinh thái nguyên sinh," tiến sỹ Jennifer Watling tại Bảo tàng Khảo cổ và dân tộc học, Đại học Sao Paulo cho biết.
"Chúng tôi ngay lập tức muốn biết liệu khu vực này có thực sự được trồng rừng khi các geoglyph xây dựng và mức độ ảnh hưởng của con người đến cảnh quan khi xây dựng những nền đất này."
Các nhà nghiên cứu đã tái tạo lịch sử 6.000 năm của thảm thực vật và các đám cháy xung quanh hai điểm geoglyph, để nghiên cứu những thay đổi lớn của con người cổ đại.
Theo các nhà nghiên cứu, con người cổ đại đã thay đổi các cánh rừng tre trong một nghìn năm và tạo ra các khu đất trống nhỏ, tạm thời để xây dựng các cấu trúc bí ẩn.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu đất từ các hố đào bên trong và bên ngoài của các geoglyph.
Sau đó, họ đã phân tích 'phytoliths' - một loại hóa thạch thực vật cực nhỏ tạo từ silica (SiO2). Điều này cho phép họ tái tạo lại các thảm thực vật và than củi cổ, đánh giá số lượng các vụ đốt rừng và carbon đồng vị ổn định, và xác định cách 'mở' thảm thực vật của người cổ đại.
Cuộc điều tra cho thấy các thổ dân cổ đại đã không tạo ra các vụ đốt rừng quy mô lớn, cho dù xây dựng geoglyph hoặc làm nông nghiệp.
Thay vào đó, họ tập trung vào các loài cây có giá trị kinh tế, chẳng hạn như cây cọ, chuyển hóa môi trường của họ trong quá trình để tạo ra một "siêu thị thời tiền sử. "
Và, theo các nhà nghiên cứu, sự đa dạng sinh học của một số khu rừng còn lại ở Acre có thể là nguồn gốc từ các hoạt động nông-lâm kết hợp cổ xưa.
Những phát hiện này sẽ được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065