Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tập trung 3.000 lính, 14 tàu chiến trang bị 50 khẩu pháo trước cửa biển Đà Nẵng và gửi thư yêu cầu quan trấn thủ Đà Nẵng nộp thành đầu hàng trong 2 giờ nhưng không nhận được trả lời. Pháp nổ súng bắn phá Đà Nẵng, đánh chiếm bán đảo Sơn Trà mở màn cho cuộc xâm lược nước ta. Lúc này, 4.070 quân nhà Nguyễn tại Đà Nẵng tổ chức đánh trả nhưng buộc phải lui dần vào nội địa. Pháp lần lượt chiếm các đồn An Hải, Điện Hải. Vua Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương đang giữ chức Kinh lược sứ Nam Kỳ về làm Tổng thống quân vụ Quảng Nam để tổ chức đánh Pháp. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân Nguyễn đã chặn được bước tiến của Pháp và cầm chân giặc hơn 5 tháng.
Đầu tháng 2-1859, Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Ngày 10-2-1859, Pháp bắn đại bác vào Vũng Tàu, tiến vào sông Cần Giờ và triệt phá 12 đồn binh của quân Nguyễn. Ngày 17-2, 7 tàu chiến Pháp dàn trận trên sông Thị Nghè rồi nổ súng bắn vào thành Gia Định. Trưa 18-2, quan trấn thủ thành Gia Định lệnh cho binh sĩ bỏ lại toàn bộ trang bị vũ khí, tàu thuyền, lương thực... để rút lui. Ngày 8-3-1859, Pháp đặt thuốc nổ phá hủy thành Gia Định, đốt kho thóc, dinh thự bên trong. Tháng 2-1861, quân Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa, nhà Nguyễn chuyển chủ trương “thủ để hòa” sang “chủ hòa”. Vua Tự Đức sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định ký hòa ước ngày 5-6-1862 với Pháp, gọi là Hòa ước Nhâm Tuất. Hòa ước này có 12 khoản vô cùng nặng nề, trong đó có việc nhà Nguyễn cắt đất 3 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cùng quần đảo Côn Lôn nhượng cho Pháp. Các thương gia Pháp, Tây Ban Nha được tự do buôn bán, đi lại, truyền đạo...; nhà Nguyễn phải bồi thường chiến tranh 4 triệu đồng bạc...
Nhân dân Nam bộ và các sĩ phu yêu nước xem Hòa ước Nhâm Tuất là một sự đầu hàng nhục nhã và phản bội lại lợi ích dân tộc của nhà Nguyễn nên ra sức phản kháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, tiếng súng tại cửa biển Đà Nẵng năm 1858, chiến trận tại Gia Định... và Hòa ước Nhâm Tuất đã lộ rõ bộ mặt bạc nhược, bán nước cầu vinh của vua quan nhà Nguyễn. Những sự kiện này đã đẩy đất nước vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc thời kỳ trung đại.
T.P
(Trích các sự kiện nổi bật trên thế giới)
(*) Đại Nam là quốc hiệu của nước ta do vua Minh Mạng đặt và kéo dài từ năm 1839-1945
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065