Chưa hết, lại còn có chuyện một cô giáo đem vụ án này ra làm trò đùa cho học sinh thì hết sức phản giáo dục...
Thằng cháu họ tôi 12 tuổi ở xã Bù Nho (Bù Gia Mập) xuống thị xã Đồng Xoài chơi hè và mua sách giáo khoa lớp 6 chuẩn bị cho năm học mới. Gặp tôi, thằng cháu tíu tít kể chuyện thôn quê, chuyện học hành trong năm qua... Nhưng câu chuyện nó đi học thêm ở nhà cô giáo dạy tiếng Anh mới làm cho người nghe thực sự bị sốc. Nó kể, cô giáo dạy thêm môn Tiếng Anh ở nhà riêng, năm nay khoảng 30 tuổi. Cô có hai con gái khá bụ bẫm. Nguyên văn câu chuyện thằng bé kể như sau: “Trong giờ dạy thêm, cô giáo bảo các em trai giờ sướng rồi, không lo bị ế vợ. Bởi sau này các em đi tán gái nếu ba mẹ bạn gái không đồng ý thì các em phải hỏi rằng hai bác đã biết vụ án ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành chưa? Chắc chắn các em sẽ lấy được vợ ngay...”. Sợ mình nghe bị nhầm, mẹ thằng bé hỏi lại: “Con nghe cô giáo nói hay đọc trên mạng, hoặc nghe anh chị ngoài xã hội nói?”. Thằng bé chắc nịch trả lời: “Cô giáo con nói trong các buổi học thêm và nói rất nhiều lần nên con nhớ, các bạn con cũng nhớ”.
Cha ông mình đã dạy “ra đường hỏi người già, về nhà hỏi trẻ”, bởi những đứa trẻ không biết nói dối, không thêm bớt câu chuyện. Và câu chuyện cô giáo dạy thêm môn Tiếng Anh kể thì chắc chắn thằng bé 12 tuổi không thể nào bịa ra được. Mà phải là do chính miệng cô giáo nói nên nó mới nghe và kể lại trong sự ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ mới 12 tuổi.
Nghe xong câu chuyện, tôi và mọi người trong gia đình không khỏi giật mình và đặt câu hỏi, cô giáo này có được dạy về đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm hay không mà đem nỗi đau của người khác ra chà đạp. Hiện nước ta có bao nhiêu những cô giáo như vậy? Phải chăng cô giáo này vô cảm hoặc chính bản thân cô xem vụ án là trò vui... hay cô ta là người chưa được đào tạo qua chương trình sư phạm nên mới có những phát biểu phản giáo dục đến như vậy?
Các nhà nghiên cứu tâm lý xã hội cho rằng, trong nhận thức, trí nhớ của trẻ nhỏ, có những việc rất dễ dàng bị lãng quên. Nhưng có những việc sẽ khắc sâu vào trong tiềm thức của trẻ nhỏ mà cả đời không xóa đi được. Những tác động tiêu cực từ thời thơ ấu có thể đem đến cho trẻ những hậu quả nghiêm trọng lúc trưởng thành. Ví dụ, những người có nhân cách rối loạn thường liên quan đến việc bị chấn thương tâm lý lúc còn nhỏ. Một đứa trẻ sống trong bao lực gia đình thì nhân cách sẽ bị khiếm khuyết lúc trưởng thành... Vì vậy, xin đừng khoét sâu vào nỗi đau của người khác, xin đừng nhét vào đầu trẻ con những ám ảnh tiêu cực, những vết thương lòng. Câu chuyện của cô giáo dạy thêm Tiếng Anh “rằng hay thì thật là hay, nghe xong ngậm đắng nuốt cay thế nào...? Thật đáng buồn thay.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065