Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam và UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức.
Tại hội nghị, lãnh đạo và các sở, ngành và nông dân của 20 tỉnh trồng hồ tiêu trên cả nước đã đánh giá toàn cảnh về thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Toàn cảnh hội nghị
Theo đó, hồ tiêu được trồng ở 28 tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu là các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ. Năm 2010, diện tích hồ tiêu cả nước chỉ 51,3 ngàn ha, thì đến năm đến 2017 là 151,9 ngàn ha, vượt định hướng phát triển trên 100.000 ha. Sang năm 2018, diện tích hồ tiêu giảm còn 149 ngàn ha và dự kiến năm 2019 là 140 ngàn ha.
Nguyên nhân khi được giá, nông dân trồng tiêu trên nhiều diện tích đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc BVTV nhằm sinh trưởng nhanh, tạo năng suất cao. Tuy nhiên khi giá tiêu giảm mạnh, nông dân đã hạn chế hoặc không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận. Năng suất hồ tiêu 23,8 tạ/ha năm 2018 và ước năm 2019 là 25,8 tạ/ha; sản lượng đạt 255,4 ngàn tấn năm 2018 và ước năm 2019 đạt 293,2 ngàn tấn. Cả nước hiện có 200 doanh nghiệp thu mua và chế biến xuất khẩu hồ tiêu.
Điểm mạnh của ngành hồ tiêu Việt Nam hiện nay là năng suất, sản lượng, năng lực thương mại, điểm yếu là khoa học kĩ thuật yếu, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Lượng cầu hồ tiêu trên thị trường thế giới mỗi năm chỉ tăng 1-2%, trong khi đó lượng cung vượt quá xa.
Với tình hình giá cả xuống thấp và dịch bệnh như hiện nay, cần quan tâm đến nghiên cứu chọn để có nguồn giống hồ tiêu cho năng suất tốt, có thể chống chọi với sâu, bệnh hại và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật để hướng nông dân chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ bền vững.
Theo số liệu báo cáo của sở nông nghiệp các tỉnh Gia lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích hồ tiêu chết năm 2018 là trên 22 ngàn ha. Hiện nay, nông dân trồng tiêu đang rất khó khăn khi hồ tiêu chết, không trả được nợ ngân hàng, nên cần sự hỗ trợ đặc biệt như cho vay tối đa; khoanh, giãn nợ và giảm lãi suất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh cho rằng: Có một thực tế khi nông dân làm ăn thuận lợi ngân hàng rất thoải mái cho vay, nhưng khi xảy ra thiệt hại, khó khăn, ngân hàng siết lại. Làm như thế người sản xuất rất dễ rơi vào phá sản.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Hệ luỵ của cây hồ tiêu là phát triển quá nhanh, quá nóng, phá vỡ quy hoạch khi giá năm 2015, 2016 cao gấp 5-6 lần so với hiện nay. Vì vậy, thời gian tới cần ổn định diện tích hồ tiêu cả nước ở mức 100 ngàn ha; đồng thời đẩy mạnh canh tác theo hướng hữu cơ.
Lệ Quyên
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065