Thực phẩm biến đổi gene là loại thực phẩm được tạo ra nhờ công nghệ sinh học nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh tồn hay tăng hàm lượng dưỡng chất. Tuy nhiên, khuyến khích hay không khuyến khích sử dụng thực phẩm biến đổi gene là câu chuyện còn rất nhiều tranh luận của cả các nhà khoa học, nhà quản lý xã hội và trong quan niệm của người tiêu dùng.
Trên phạm vi toàn cầu, hiện nay thực phẩm biến đổi gene tương đối phổ biến song cũng được kiểm soát khá chặt chẽ. Ở nước ta, việc sản xuất thực phẩm biến đổi gene cũng ngày một phổ biến. Nhiều loại nông sản như bắp, đậu nành, khoai tây, cà chua... là sản phẩm biến đổi gene ngày càng trở nên quen thuộc. Tại Bình Phước, dù còn khá mới mẻ, song một số cơ quan chức năng cùng nông dân đã trồng và thu hoạch nhiều vụ nông sản biến đổi gene ở huyện Hớn Quản, như trồng bắp tại các xã An Khương, Phước An... chẳng hạn.
Ở Nhật Bản đã có những bước đi khác. Đó là không thêm vào sinh vật gene mới - gọi là biến đổi, mà là chỉnh sửa gene bằng phương pháp loại bỏ một số đoạn ADN trong gene, làm cho gene đó ngừng hoạt động, chứ không đưa vào gene mới. Kỹ thuật này khá gần với đột biến gene xảy ra trong tự nhiên để chọn lọc đặc tính tốt. Do đó rất khó phân biệt thực phẩm sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene và thực phẩm chọn lọc tự nhiên thông thường. Và đây cũng là lý do Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cho phép lưu thông ra thị trường thực phẩm sử dụng phương pháp chỉnh sửa gene mà không phải qua xác nhận an toàn.
Hiện nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực đối với nền kinh tế nước ta. Phần lớn địa phương trong cả nước vẫn là “tỉnh nông nghiệp”. Và nền nông nghiệp ở các “tỉnh nông nghiệp” cơ bản vẫn lạc hậu như cụm từ gọi tên chung đó. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới điều đó, là trình độ sản xuất nông nghiệp thua kém rất xa và thói quen bảo thủ của nền nông nghiệp cũng như của người tiêu thụ sản phẩm ở nước ta. Thua kém bởi hàm lượng khoa học, kỹ thuật, hàm lượng chất xám trong sản phẩm nông nghiệp của nước ta chiếm tỷ lệ rất thấp, thay vào đó chủ yếu là sức lao động thủ công. Còn về thói quen, cũng không khó nhận thấy, kiểu như người tiêu dùng Việt Nam vẫn thích loại sản phẩm chữ “ta” ở phía sau, như “táo ta”, “xoài ta”, “ớt ta”, “khoai tây ta”... dù có khi nó chua, chát, đắng, dinh dưỡng kém... Đó cũng là lý do nhiều ngành hàng nông nghiệp của nước ta dù rất lớn nhưng ít thay đổi để hướng tới những mục tiêu khác. Điển hình như gạo Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất thế giới bao năm nay nhưng không có thương hiệu, không có nhãn hiệu uy tín về chất lượng. Ngành điều đứng đầu thế giới nhưng năng suất cây điều nước ta mấy chục năm qua vẫn giậm chân tại chỗ, chất lượng hạt điều không được nâng lên, thậm chí còn bị giảm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, sử dụng không đúng cách...
Khi khoa học phát triển lên một bậc mới, nếu sản xuất nông nghiệp vẫn trông chờ vào những gì trời đất ban tặng, phụ thuộc vào thời tiết, nhân giống kiểu thực sinh... thì sẽ khó có thể trụ vững!
Trần Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065