Trước khi giành được độc lập, QCN là khẩu hiệu để tập hợp quần chúng đi theo Đảng, làm cách mạng giành độc lập dân tộc. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, QCN được công khai tuyên bố. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định QCN gắn liền với độc lập dân tộc. Người viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Các hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 đều nhất quán quy định các QCN và quyền công dân (QCD). Hiến pháp năm 2013 dành một chương (Chương II) quy định đầy đủ về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Những quy định về QCN tại chương này hoàn toàn tương thích với các công ước quốc tế, trong đó có những quyền được xem là “nhạy cảm” cũng đã được đưa vào văn kiện này.
Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 (Điều 25) và nội luật hóa các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã sửa đổi và xây dựng nhiều đạo luật mới, như: Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông tin (năm 2013), Luật An ninh mạng (năm 2018)... Các quy định của những bộ luật trên đều nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng và QCN.
Ảnh minh họa. TTXVN. |
Trên thực tế QCN trên lĩnh vực báo chí nói chung, internet, mạng xã hội (MXH) nói riêng đã được bảo đảm đầy đủ, nhanh nhất có thể. Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu khá sớm so với nhiều quốc gia trong khu vực (từ ngày 1-12-1997). Tuy nhiên, trong bối cảnh internet, MXH hiện nay, việc tôn trọng, bảo đảm QCN cũng có những khác biệt nhất định so với các giai đoạn lịch sử đã qua. Nội dung QCN ngày nay mở rộng hơn trước, bao gồm quyền sử dụng internet, MXH. Tất nhiên, kèm theo với quyền đó, người sử dụng cũng phải có nghĩa vụ tương ứng. Nếu như trước đây, quyền tự do ngôn luận, báo chí chỉ có quyền tiếp cận với báo in, báo nói, báo hình, thì ngày nay quyền này còn bao gồm cả quyền tiếp cận, sử dụng internet, MXH.
2. Cho đến nay, nhiều vấn đề QCN, từ tình trạng vi phạm của một bộ phận cán bộ, công chức, tình trạng vi phạm của công dân và những hành vi lợi dụng QCN để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội đang là một vấn đề cần ứng phó, giải quyết, nhất là những vấn đề lớn, những vấn đề gây nhức nhối xã hội.
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, trước mỗi kỳ họp, các đại biểu đều nhận được rất nhiều đơn thư khiếu kiện về đất đai, về đền bù giải tỏa thiếu minh bạch, không công bằng, nhất là đền bù giải tỏa, giao đất cho các doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn đề bạo lực trên lĩnh vực giới và quyền trẻ em…
Vi phạm QCN về chính trị, dưới hình thức “Hội chứng đám đông” đang là vấn đề xã hội cần sớm có những giải pháp hữu hiệu. Trong vài năm lại đây, đã xuất hiện hành vi tụ tập đông người, biểu tình gây rối. Chẳng hạn, những cuộc biểu tình gây rối viện cớ ô nhiễm môi trường biển; hoặc gần đây là những hành động vi phạm pháp luật sau sự kiện Quốc hội bàn thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và thông qua Luật An ninh mạng. Hành vi của những người biểu tình có nhiều nguyên nhân song có thể nói đã vi phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng… trái với nguyên tắc QCN.
Quyền được sống trong một môi trường trong sạch là một loại quyền mới. Những nhóm xã hội dễ bị tổn thương và nhóm người nghèo thường chịu tác động nhiều hơn, trong đó đáng kể nhất là ô nhiễm chất thải, khói bụi; ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn và ánh sáng... Đây đang là vấn đề lớn, cấp bách về QCN ở nước ta.
Một trong những vấn đề QCN hiện nay trong bối cảnh internet, MXH là bảo đảm QCN trong tiếp cận, phản hồi thông tin và ngăn chặn việc lợi dụng QCN để vi phạm pháp luật. Internet, MXH là một hệ thống thông tin mạng lan tỏa gần như tức thì trên tất cả lĩnh vực. Đồng thời, những thông tin này được lưu giữ, dễ dàng tìm kiếm và có những hoạt động tương tác trực tuyến. Thế nhưng thế giới ảo lại đặt ra nhiều thách thức đối với QCN, nhất là quyền tiếp cận thông tin một cách chân thực. Quyền này thường bị vi phạm từ những việc đơn giản, như mua, bán hàng (hàng giả, kém chất lượng trên mạng) cho đến những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền riêng tư của cá nhân...
Khác với thế giới thực, những thông tin mà người ta có được trên thế giới ảo khó kiểm chứng. Điều này, dẫn đến việc kẻ xấu có thể lợi dụng internet, MXH vì những mục tiêu xấu độc, như: Đưa thông tin giật gân, câu view, câu like; đưa thông tin về đời tư do hẹp hòi, ích kỷ, định kiến cá nhân... Thông tin sai sự thật không những ảnh hưởng đến xã hội, mà còn tác động xấu đối với cá nhân, vi phạm QCN, thậm chí có người do tác động của thông tin mạng đã tìm đến cái chết…
Vụ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-“Mẹ Nấm"-vi phạm pháp luật là một ví dụ về lợi dụng QCN trên internet, MXH. Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng nêu. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã sử dụng facebook cá nhân để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Như vậy, xét về chủ thể của các hành vi vi phạm QCN bao gồm: (1) Các cá nhân (thường là cán bộ, công chức thiếu hiểu biết về QCN); (2) Nhóm công tác vi phạm (cùng nguyên nhân như trên); (3) Nhóm dân cư (do ngộ nhận về QCN hoặc bị kẻ, kích động, xấu xúi giục…diễn ra trên một số địa bàn).
Những QCN bị vi phạm bao gồm: (1) Quyền tập thể, quyền quốc gia dân tộc. Đó là an ninh quốc gia, trật tự công cộng… Những hành vi vi phạm quyền này thường là xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, hoặc tụ tập đông người, biểu tình gây rối…; (2) Quyền của nhóm xã hội, nhất là quyền không bị phân biệt đối xử của nữ giới và quyền trẻ em; (3) Quyền của cá nhân, trong đó có quyền không bị tra tấn và bị các hình thức nhục hình, xúc phạm nhân phẩm, danh dự (kể cả khi họ vi phạm pháp luật-theo Công ước Chống tra tấn).
Để khắc phục tình trạng QCN bị vi phạm đòi hỏi chúng ta phải có hệ thống các giải pháp: (1) Trước hết là nâng cao nhận thức về QCN. Do QCN vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù, nên công tác tuyên truyền, giáo dục về QCN phải dựa trên quan điểm của Đảng ta. Đối tượng cần nâng cao nhận thức về QCN, trước hết là cán bộ, đảng viên, công chức… Đây là những người có trách nhiệm bảo vệ và bảo đảm QCN cho nhân dân. Chủ trương đưa giáo dục về QCN trong cả hệ thống giáo dục, từ cơ sở đến giáo dục chuyên nghiệp và đại học là cần thiết. (2) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến QCN theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013. (3) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, nhất là chính sách về đền bù giải tỏa… nhằm bảo đảm việc làm của người bị thu hồi đất; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch giá đền bù… trước mắt có giải pháp giảm số lượng khiếu kiện về đất đai ở các địa phương. (4) Nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo đảm QCN cho cả xã hội được sống trong môi trường trong lành. (5) Tăng cường thông tin truyền thông về QCN.
QCN là bản chất của chế độ ta. Bởi vậy trong bất cứ thời kỳ nào, hoàn cảnh nào, cán bộ, đảng viên, công chức, cán bộ, chiến sĩ LLVT luôn phải nâng cao nhận thức về QCN, luôn tôn trọng, bảo đảm QCN trong phạm vi công tác của mình.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065