BPO - Trên khắp thế giới vẫn luôn tồn tại những nét truyền thống văn hóa đặc sắc, những phong tục độc đáo có một không hai mà chúng ta không thể ngờ tới. Dưới đây là một vài nét văn hóa truyền thống được UNESCO công nhận là độc đáo nhất và cần phải được bảo tồn và duy trì.
1. Lế hội nhảy múa của nông dân Hàn Quốc sống ở Trung Quốc
Tụ hội trên cánh đồng trong suốt lễ hội, người dân cộng đồng Hàn Quốc sống ở phía đông bắc Trung Quốc thường tổ chức một buổi hiến tế để tôn vinh vị thần đất dai đã mang đến cho họ lương thực, đồng thời cầu mong cho một mùa màng mới bộ thu hơn.
Những người nông dân ở đây sẽ mặc đồ truyền thống Hàn QUốc và chơi một số bài hát bằng các nhạc cụ dân tộc. Vào dịp lế hội người ta sẽ nhảy múa những động tác mô phỏng các hoạt động làm nông nghiệp vẫn thường diễn ra trên cánh đồng. Tục lệ này ngày nay vẫn đang được tiếp tục truyền đạt đến những thế hệ tiếp theo.
2. Lễ hội xây tháp người ở Tây Ban Nha
Lễ hội xây tháp người, hay còn gọi là Castells, xuất hiện ở xứ Catalan từ 200 năm trước. Mỗi "lâu đài" hình thành bởi một nhóm từ 75 đến 500 người. Những thành viên trẻ và nhẹ sẽ ở phần trên cùng của tháp, trong khi các thành viên nặng đứng trụ ở dưới.
Các công trình được “xây” bởi các diễn viên cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, để tranh chức vô địch; xem tháp nào cao nhất, đẹp nhất. Khi hoàn tất “đỉnh tháp” phải vẫy tay chào hàng chục ngàn “giám khảo khán giả” đang phấn khích reo hò. Xây đã khó, dỡ tháp cũng không phải chuyện dễ dàng, để không đổ ngã gây tai nạn.
Cuộc thi diễn ra hai năm một lần và thu hút hàng nghìn người. Khoảng 6.000 người khác đứng trên khán đài để cổ vũ cuộc thi. UNESCO đã công nhận Cuộc thi xây tháp người ở xứ Catalan là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
3. Truyền thống trang trí xe bò ở Costa Rica
Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo và nổi tiếng nhất ở Costa Rica. Truyền thống náy bắt đầy từ giữa thế kỷ 19 khi xe bò là phương tiện chính để vận chuyển hạt cafe từ vùng thung lũng trung tâm vượt qua vùng núi cáo Puntarenas và mang đến bờ biển Thái Bình Dương. Mỗi vùng của đất nước sẽ có một phong cách trang trí với những biểu tượng riêng.
Ở Costa Rica, chiếc xe bò còn là một biểu tượng cho địa vị xã hội và dần trở thành một truyền thống hội họa hết sức phong phú. Người dân gọi mỗi tác phẩm trên chiếc xe bò là một “bài ca của riêng mình”.
4. Xây dựng mối quan hệ "đùa giỡn" ở Nigeria
Mối quan hệ "đùa giỡn" là một hình thức giao tiếp xã hội giữa một vài công đồng dân tộc thiểu số có cùng hệ ngôn ngữ ở Nigeria. Hai người đến từ hai cộng đồng khác nhau sẽ có nhiệm vụ nói sự thật, xen lẫn những câu ví von, chọc cười đối phương.
Truyền thống này được thực hiện ở những nơi công cộng, trên cánh đồng, tại các công sở hay xác khu chợ, trong đời sống thường này và cả trong những dịp đặc biệt như đám cưới, dịp kỉ niệm....
5. Lễ hội đấu vật “trong dầu mỡ” Kirkpinar tại Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng ngàn người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau mỗi năm lại tập trung tại Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia cuộc đấu vật Kirkpinar. Điều đặc biệt là tất cả những người tham gia buộc phải bôi dầu mỡ khắp người.
Các đô vật chỉ được mặc một chiếc quần dày làm bằng da trâu hoặc da bò. Trước đó, họ phải thực hiện nghi lễ khởi động, chào khán giả và lắng nghe lời cầu nguyện của một vị Cha xứ.
6. Dùng tiếng sáo làm ngôn ngữ giao tiếp ở Gomera
Có lịch sử từ hàng ngàn năm nay, tiếng huýt sáo của người dân sống tại đảo La Gomera (Tây Ban Nha) đã được sử dụng tương tự như một ngôn ngữ. Đây là nét phong tục độc đáo có duy nhất trên thế giới. Trên thế giới hiện chỉ có 22.000 người có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng sáo này.
Các tiếng huýt sao khác nhau thay thế cho các nguyên âm và phụ âm. Người ta có thể dùng các “bảng chữ cái” đó để trao đổi thông tin với nhau trong điều kiện rừng núi cách trở và vô cùng… bảo mật. Dùng sáo làm ngôn ngữ thậm chí đã được đưa vào chương trình dạy học ở đảo này từ năm 1999.
Nguồn Depplus