Thứ hai là sửa đổi, bổ sung quy định điều kiện bổ nhiệm chấp hành viên theo hướng mở rộng diện bổ nhiệm chấp hành viên, theo đó, những người đã là chấp hành viên sau đó được điều động, luân chuyển, biệt phái ở các đơn vị khác thì có thể bổ nhiệm lại làm chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển hoặc những người trong, ngoài hệ thống tổ chức thi hành án có đủ điều kiện quy định của luật thì được bổ nhiệm chấp hành viên ở ngạch tương đương.
Thứ ba là sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục thi hành án dân sự. Cụ thể là bổ sung quy định về thẩm quyền của tòa án trong việc ra quyết định đưa bản án, quyết định của tòa án ra thi hành. Bổ sung quy định về lãi suất chậm thi hành án để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các bên đương sự, hạn chế khiếu nại, tố cáo về thi hành lãi suất chậm thi hành án. Bổ sung một số quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được thi hành án liên quan đến tài sản của nhà nước. Bổ sung quy định đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên như: không cung cấp thông tin về tài sản; không chấp hành quyết định của Chấp hành viên; không hợp tác với cơ quan thi hành án trong xác minh, cưỡng chế thi hành án, ...
Thứ tư là sửa đổi, bổ sung các quy định biện pháp đảm bảo và cưỡng chế thi hành án dân sự. Cụ thể, bổ sung người được thi hành án có quyền yêu cầu cưỡng chế tài sản cụ thể của người phải thi hành án và chịu trách nhiệm về yêu cầu đó; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường. Quy định này nhằm tăng quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người phải thi hành án nếu họ không tự nguyện thi hành án. Bổ sung quy định cụ thể đương sự có quyền thoả thuận thi hành án, trong đó, người được thi hành án được nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, chấp hành viên lập biên bản về việc thoả thuận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự làm căn cứ chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Sửa đổi, bổ sung biện pháp bảo đảm phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; thời hạn phong tỏa tài khoản từ 5 ngày làm việc thành 15 ngày và thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự từ 15 ngày thành 30 ngày; thời hạn tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản từ 15 ngày thành 60 ngày, trong trường hợp đặc biệt là 90 ngày để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc xác minh, làm rõ thông tin về tài sản. Bổ sung các trường hợp không xác định được địa chỉ, nơi sinh sống hoặc các trường hợp bị thiên tai, lũ lụt mà người phải thi hành án không còn tài sản (không có tài sản) thì được xét miễn nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản nộp ngân sách khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu đối với các khoản nộp ngân sách. Bổ sung trường hợp cưỡng chế thi hành án nhưng không phải huy động lực lượng tham gia cưỡng chế thì chấp hành viên chỉ ra thông báo cưỡng chế thi hành án để giảm bớt các chi phí cưỡng chế, thủ tục cưỡng chế và các thủ tục hành chính khác.
Bổ sung quy định cụ thể đối với đương sự được quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên, với mục đích bảo đảm tài sản kê biên được đưa ra bán đấu giá đúng giá trị, không làm thiệt hại đến các bên đương sự, giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo. Bổ sung quy định cưỡng chế kê biên đối với tài sản thuộc sở hữu chung, chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu chung biết họ được quyền ưu tiên mua tài sản chung đã kê biên theo giá khởi điểm bán đấu giá tài sản kê biên. Thời hạn ưu tiên mua tài sản chung đã kê biên là 15 ngày đối với tài sản là động sản và 30 ngày đối với tài sản là bất động sản, kể từ ngày chấp hành viên thông báo giá khởi điểm tài sản kê biên. Hết thời hạn nêu trên, nếu chủ sở hữu chung không mua tài sản kê biên thuộc sở hữu chung thì chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bổ sung đối với việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án được xây dựng trên đất của người khác hoặc trên đất của người phải thi hành án có tài sản của người khác thì tạo điều kiện cho người có đất gắn với tài sản của người phải thi hành án hoặc người có tài sản gắn với đất của người phải thi hành án được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua tài sản của người phải thi hành án theo giá khởi điểm nếu không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba. Nếu các bên không thể thỏa thuận mua lại, cơ quan thi hành án dân sự hướng dẫn khởi kiện ra tòa án để phân chia tài sản trong thời hạn 30 ngày. Nếu đương sự không khởi kiện hoặc không được tòa án thụ lý giải quyết thì cơ quan thi hành án tiến hành xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Bổ sung quy định về việc xử lý đối với tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá và quy định cụ thể nếu sau 3 lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì chấp hành viên yêu cầu người được thi hành án nhận tài sản kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án mà không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án; nếu người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án và trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, đối với việc xử lý tài sản để thi hành cho các khoản nộp ngân sách nhà nước thì chấp hành viên xử lý đến cùng cho đến khi bán đấu giá thành tài sản.
Thứ năm là sửa đổi, bổ sung các quy định về thi hành án trong một số trường hợp cụ thể, như: Quy định rõ hơn trách nhiệm của tòa án trong việc khắc phục hậu quả các bản án, quyết định đã được thi hành xong nhưng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm làm thay đổi các nội dung đã quyết định trước đó.
Thứ sáu là sửa đổi, bổ sung quy định khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án dân sự. Cụ thể là trong dự thảo đã quy định cụ thể quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi của tòa án; thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của tòa án và các quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định thi hành án của tòa án; sửa đổi theo hướng tăng thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo để phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Thứ bảy là sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự. Cụ thể: Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát đối với hoạt động thi hành án dân sự. Trong đó, kiểm sát trách nhiệm của Tòa án trong việc ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành; chuyển giao bản án, chuyển giao các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án; trả lời kiến nghị, kháng nghị, giải thích bản án khi có yêu cầu, trả lời các khiếu nại của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thi hành án...; đồng thời, chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm sát của mình.
Quy định trách nhiệm của tòa án trong việc ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành; chuyển giao quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành, kèm theo bản án, quyết định, các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án; trả lời kiến nghị, giải thích bản án khi có yêu cầu, trả lời các khiếu nại của đương sự và chịu trách nhiệm đối với hoạt động này.
Quy định cụ thể trách nhiệm của tòa án khi chủ sở hữu chung khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu xác định phần tài sản thuộc sở hữu chung của mình với người phải thi hành án hoặc chấp hành viên, người được thi hành án yêu cầu tòa án xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
Bổ sung quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo các cơ quan ban, ngành tại địa phương phối hợp trong công tác thi hành án dân sự; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự; hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan thi hành án dân sự. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của UBND cấp xã (chính quyền cơ sở) trong việc phối hợp, hỗ trợ cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thi hành án dân sự. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của UBND các cấp không can thiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự, bảo đảm tính độc lập đặc thù về hoạt động tư pháp của các cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ tám là sửa đổi, bổ sung quy định yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự: Quy định cụ thể hơn về yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự; trong đó, quy định cụ thể về quyền yêu cầu tương trợ tư pháp, thẩm quyền yêu cầu và thực hiện tương trợ tư pháp nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến việc giao giấy tờ, tài liệu và tài sản của đương sự theo các quy định của điều ước quốc tế.
LG: Vĩnh Hòa
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065