Năm 1997, Bình Phước có 176 doanh nghiệp tư nhân và 1 dự án FDI, nhưng hầu hết đều ở dạng sơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp tư nhân ở Bình Phước lúc này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sơ chế nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác đá... là chủ yếu. Vì vậy, sự đóng góp ở lĩnh vực kinh tế tư nhân vào ngân sách tỉnh không đáng kể.
Thu hút đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế. Trong ảnh: Hạt điều nhân - một sản phẩm xuất khẩu truyền thống của tỉnh
Theo đánh giá, thu ngân sách của tỉnh năm 1997 chỉ đạt 172 tỷ đồng, trong đó số thu chủ yếu dựa vào 5 doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn là 4 công ty cao su và 1 đơn vị thủy điện. Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; góp phần nâng chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa, Bình Phước đã thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư. Đồng thời, tỉnh tập trung các nguồn lực để phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật, các khu, cụm công nghiệp, tổ chức hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư... trong và ngoài nước. Đến năm 2010, Bình Phước đã xây dựng được 8 khu, cụm công nghiệp và đã thu hút được 2.962 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến đăng ký đầu tư với số vốn kinh doanh gần 17.900 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần về số doanh nghiệp và 8,3 lần số vốn so với những năm đầu tái lập tỉnh. Trong đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là 61 dự án với tổng vốn đăng ký trên 521 triệu USD. Nhờ những kết quả trong thu hút đầu tư, thành lập mới doanh nghiệp và khuyến khích phát triển mạnh ở lĩnh vực kinh tế tư nhân, nên tổng sản phẩm trong tỉnh GDP năm 2010 đã tăng 13%; thu ngân sách được 2.062 tỷ đồng (gần gấp đôi so với năm 2006), trong đó doanh nghiệp tư nhân có số thu chiếm tỷ lệ lớn; thu nhập bình quân đầu người đạt 18,5 triệu đồng...
Những kết quả nói trên cho thấy, kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế của tỉnh phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân không chỉ có vai trò quan trọng giải quyết việc làm, đổi mới công nghệ, đóng góp vào ngân sách mà còn là động lực để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Do vậy, những năm qua, Bình Phước đã tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống giao thông, lưới điện và hoàn thiện hạ tầng ở các khu công nghiệp. Hiện Bình Phước đã có 13 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế cửa khẩu... sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác làm ăn. Trong năm 2018, Bình Phước đã thu hút 187 dự án trong nước, 32 dự án FDI và thành lập mới hơn 1.000 doanh nghiệp nâng tổng số doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động ở tỉnh ta hiện nay lên gần 6.500 đơn vị và 191 dự án FDI. Nhờ thu hút đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả đã góp phần đưa tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm qua đạt gần 46.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.240 triệu USD, thu nhập bình quân đạt 58,3 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, năm qua thu ngân sách của tỉnh đã đạt 8.276 tỷ đồng, trong đó số thu từ lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân hơn 1.200 tỷ đồng, lĩnh vực FDI trên 332 tỷ đồng. Trong khi đó, số thu từ khối doanh nghiệp nhà nước ở địa phương là 467 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn là 460 tỷ đồng...
Thu hút đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế. Trong ảnh: Gỗ ép, một mặt hàng xuất khẩu mới của tỉnh
Bên cạnh đóng góp tích cực vào ngân sách nước, lĩnh vực kinh tế này còn tạo ra những sản phẩm công nghiệp, hàng hóa có giá trị kinh tế cao đảm bảo cho nhu cầu xuất khẩu. Nếu như những năm sau ngày tái lập tỉnh, các sản phẩm công nghiệp của Bình Phước là đá, cát xây dựng, đồ mộc và hàng xuất khẩu chỉ là đũa tre, tinh bột mì, hạt điều, mủ cao su sơ chế... với giá trị thấp. Thì nay, các sản phẩm công nghiệp và hàng xuất khẩu của tỉnh đã trở nên đa dạng, phong phú như sản phẩm cơ khí, chế tạo, điện, điện tử, vải, giày dép, áo, xi măng, đồ da, cao su tinh chế, sắt thép... Theo Sở Công thương, trong tổng giá trị 2.240 triệu USD hàng xuất khẩu của tỉnh năm 2018 vừa qua thì các sản phẩm dệt may là 165 triệu USD; giày dép khoảng 289 triệu USD; máy vi tính, điện tử chiếm 35,5 triệu USD...
Từ những kết quả trên, năm 2019 Bình Phước đặt ra 29 chỉ tiêu trong phát triển kinh tế, xã hội, trong đó thu ngân sách ước đạt 9.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân 62,2 triệu đồng/người... Để đạt được kết quả trên, trong năm 2019 Bình Phước phấn đấu thành lập mới thêm 1.200 doanh nghiệp, đồng thời thu hút 35 dự án FDI và 180 dự án trong nước đến hợp tác đầu tư.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065