* Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng:
Nội dung này được quy định tại Điều 79 và được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 38 luật năm 2000. Theo đó, bỏ quy định “Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau” vì các nội dung trên đã bao hàm nội dung này.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới quan trọng, tác động đến hoạt động hôn nhân và gia đình trong xã hội. Trong ảnh, gia đình ông Điểu Ria tại Ngày hội gia đình hạnh phúc tỉnh (ảnh minh họa) - Ảnh: S.U
Về quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng - Điều 80 và đây là điều luật mới, với quy định như sau: “Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau” theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của luật này.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 92 luật năm 2000. Theo đó, có quy định mới sau: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên (luật năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên) thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Quy định “Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác” được sửa thành “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
* Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Nội dung này được quy định tại Điều 82 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 94 luật năm 2000. Theo đó, quy định như sau: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 83 và đây là điều luật mới, với quy định như sau: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
* Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Nội dung này được quy định tại Điều 84 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 93 luật năm 2000. Theo đó, có điểm mới nổi bật sau: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên” (luật năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên).
Về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên - Điều 85 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 41 luật năm 2000. Về cơ bản nội dung này được giữ nguyên, chỉ sửa về hình thức phân chia điểm, khoản.
Về người có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên - Điều 86 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 42 luật năm 2000. Về cơ bản nội dung này được giữ nguyên, chỉ sửa về hình thức phân chia điểm, khoản.
Về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên - Điều 87 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 43 luật năm 2000. Theo đó, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ được bổ sung cho 2 trường hợp sau: Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con; một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
* Xác định cha, mẹ:
Nội dung này quy định trong Điều 88 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 63 luật năm 2000. Theo đó, bổ sung quy định: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được quy định tại Điều 104 và điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 47 luật năm 2000. Theo đó, bổ sung quy định: “Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
L.G
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065