* Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia:
BPO - Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, Điều kiện; làm Thẩm phán theo quy định của luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác
Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán (Điều 71).
* Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 72).
* Hội đồng thi tuyển Thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên. Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp; Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp; Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trườnghợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của luật này; Công bố danh sách những người trúng tuyển.
Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định (Điều 73).
* Chế độ, chính sách và những việc Thẩm phán không được làm:
Thẩm phán đượcbảo đãm tôn trọng danh dự, uy tín, được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ tòa án. Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. (Khoản 3,4 và 6 Điều 75).
Những việc Thẩm phán không được làm: Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm; Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyềt vụ án. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định (Điều 77).
* Điều động và luân chuyển Thẩm phán:
Việc điều động thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử. Chánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định điều động thẩm phán từ tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều động thẩm phán từ tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Bộ trưởng bộ quốc phòng quyết định điều động thẩm phán từ tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với chánh án tòa án nhân dân tối cao (Điều 78).
Về luân chuyển thẩm phán: Việc luân chuyển thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ. Chánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển thẩm phán từ tòa án nhân dân nàyđến làm nhiệm vụ tại tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Điều 79).
(Còn nữa)
Phượng Hoa
(tổng hợp)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065