* Những hạn chế của Luật Thống kê năm 2003
Sự bất cập lớn nhất của Luật Thống kê hiện hành là đã làm ảnh hưởng tới công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách ở tầm vĩ mô. Đó là những quy định trong luật còn thiếu các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; bên cạnh đó là công tác phân tích và dự báo thống kê phát triển chậm, phổ biến thông tin thống kê làm chưa tốt. Đồng thời, sự phối hợp giữa các hệ thống thống kê tập trung với thống kê bộ, ngành chưa chặt chẽ…, thiếu sự thống nhất.
Không chỉ vậy, Luật Thống kê năm 2003 còn bộc lộ những mặt hạn chế trong việc đổi mới, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác thống kê trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là thiếu các quy định cụ thể về việc ứng dụng các phương pháp thống kê tiên tiến hay các quy trình về thẩm quyền của cơ quan Thống kê Trung ương trong thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê, phân loại thống kê. Bên cạnh đó, thẩm quyền công bố thông tin thống kê chỉ giới hạn đối với hệ thống chỉ tiêu quốc gia, mà chưa quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành và cấp tỉnh, huyện, xã.
Chưa hết, trong Luật Thống kê hiện hành còn chưa quy định cụ thể về hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, các hình thức thu thập, sử dụng, phổ biến thông tin thống kê; cơ sở dữ liệu thông tin thống kê quốc gia; hợp tác quốc tế về thống kê cũng chưa được quy định rõ ràng. Ngoài ra, những quy định về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông chưa tương xứng với vai trò của hoạt động thống kê.
* Những sửa đổi quan trọng trong dự thảo Luật Thống kê:
Để có được số liệu thống kê chính xác, đó là kết quả của cả một quá trình và là một xâu chuỗi các chủ thể sản xuất, cung cấp, phổ biến thông tin và chủ thể nào dù ít hay nhiều đều có vị trí quan trọng, không thể thay thế. Vì vậy, để giải quyết vấn đề chất lượng số liệu thì có nhiều nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung trong Luật Thống kê năm 2003. Thứ nhất, dự thảo Luật Thống kê sửa đổi đã có nhiều nội dung của hoạt động thống kê được kết cấu lại theo hướng phân tách những nội dung quan trọng của hoạt động thành cấp quốc gia và cấp bộ, ngành để từ đó phân định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện. Thứ hai, dự thảo luật mới cũng đã bổ sung, sửa đổi một số điều khoản nhằm tăng cường vai trò của người thực hiện thu thập, tổng hợp và biên soạn thông tin thống kê. Thứ ba, dự thảo luật mới cũng đã kết cấu lại một số điều khoản để làm rõ chức năng của Cơ quan Thống kê Trung ương trong thẩm định các nội dung quan trọng trong hoạt động thống của bộ, ngành, như: Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành; phân loại thống kê ngành, lĩnh vực; phương án điều tra thống kê; chế độ báo cáo thống kê. trong dự thảo Luật Thống kê là về hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Đồng thời, dự thảo cũng đã phân cấp rõ ràng giữa trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố của Cơ quan Thống kê Trung ương và bộ, ngành, địa phương. Thứ tư, dự thảo luật mới đã bổ sung Mục 2 Chương III về: “Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước”, nhằm tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có, tăng tính chính xác, kịp thời của thông tin thống kê, tiết kiệm chi phí và giảm phiền hà, gánh nặng cho người cung cấp thông tin và người thu thập thông tin thống kê.
Ngoài ra, dự thảo luật mới cũng đã bỏ quy định cụ thể về chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chỉ quy định la báo cáo thống kê cấp quốc gia và chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành. Điều này là phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng nguổn dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhằm giảm bớt phiền hà và gánh nặng cho tổ chức thực hiện chế độ báo cáo. Đồng thời cũng bổ sung các mức độ của số liệu thống kê được công bố (số liệu thống kê ước tính, số liệu thống kê sơ bộ, số liệu thống kê chính thức) nhằm minh bạch hóa việc công bố thông tin thống kê của cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
Một điểm mới đặc biệt trong dự thảo Luật Thống kê là đã đề cao tính độc lập của cơ quan thống kê. Tính độc lập khách quan được trong dự thảo luật gồm 2 yếu tố: Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ và độc lập về người làm công tác thống kê. Vì vậy, tại Dự án Luật Thống kê sửa đổi đã quy định nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê là bảo đảm độc lập vể chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời dự thảo cũng nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, ép buộc, áp đặt làm sai lệch dữ liệu thông tin thống kê.
Hy vọng rằng, sau khi được quốc hội thông qua, những quy định của dự thảo luật này sớm đi vào cuộc sống, nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực thống kê. Từ đó sẽ không còn tình trạng số liệu tăng trưởng kinh tế của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đếu cao hơn 10% mỗi năm, nhưng cả nước thì lại không quá 7%.
NV
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065