Phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực
Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của MTTQ cấp xã, từ năm 2013-2018, ban thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn đã tổ chức 1.656 đợt giám sát, phát hiện và kiến nghị xử lý 91 vụ việc sai phạm. Điển hình như: Ban thanh tra nhân dân xã Lộc Thái (Lộc Ninh) qua giám sát đã 8 lần kiến nghị Chủ tịch UBND xã xử lý về thái độ, tác phong, thời gian làm việc của cán bộ, công chức xã. Ban thanh tra nhân dân xã Quang Minh (Chơn Thành) qua giám sát, phát hiện cán bộ xã cấp phát tiền hỗ trợ hộ nghèo ăn tết không kịp thời, gây bức xúc cho nhân dân. Ban thanh tra nhân dân xã Bom Bo (Bù Đăng) qua giám sát phát hiện 1 cán bộ lao động - thương binh và xã hội xã có hành vi sai phạm trong chi trả tiền hỗ trợ đối tượng chính sách, gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Qua đó kịp thời kiến nghị các ngành chức năng xử lý theo quy định...
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lộc Ninh báo cáo việc thực hiện pháp luật về môi trường ở địa phương với đoàn giám sát MTTQ tỉnh
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) đã tổ chức 2.134 đợt giám sát đối với 1.392 công trình. Qua giám sát phát hiện và kiến nghị xử lý 214 công trình có sai phạm. Điển hình như: Ban GSĐTCCĐ các xã, phường trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tổ chức giám sát đối với 11.941m đường giao thông trên địa bàn, tổng kinh phí xây dựng gần 22 tỷ đồng. Các công trình khi thi công đều được ban GSĐTCCĐ giám sát chặt chẽ, do đó chất lượng công trình đảm bảo theo thiết kế, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Ban GSĐTCCĐ xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) giám sát việc thi công Nhà máy nước Lộc Hiệp đã phát hiện việc đào rãnh chôn ống dẫn nước không đảm bảo..., qua đó kiến nghị các ngành chức năng xử lý.
Qua 5 năm thực hiện hoạt động phản biện xã hội, UBMTTQVN tỉnh tổ chức phản biện được 19 dự thảo văn bản; MTTQ cấp huyện phản biện được 84 dự thảo văn bản. Đa số ý kiến phản biện của MTTQ được các cơ quan, đơn vị dự thảo tiếp thu, bổ sung vào dự thảo văn bản để hoàn chỉnh.
Ngoài ra, MTTQ các cấp còn phối hợp tổ chức 621 hội nghị với 36.018 lượt người dự, có 901 ý kiến phát biểu góp ý dự thảo văn kiện đại hội đảng cùng cấp, cấp trên trực tiếp và văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. MTTQ phối hợp tổ chức 112 đợt góp ý đối với 132 văn bản dự thảo luật, pháp lệnh có liên quan trực tiếp đến hoạt động của MTTQ, các tổ chức thành viên của mặt trận, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, như: Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi)... Tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cùng cấp được 169 cuộc với 275 văn bản.
Thực hiện Quyết định số 780-QĐ/TU ngày 13-9-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại với nhân dân và Quyết định số 845-QĐ/TU ngày 13-12-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án “Phát huy vai trò của MTTQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong tham gia góp ý xây dựng đảng, chính quyền” của Tỉnh ủy, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức 59 hội nghị góp ý, có 132 ý kiến góp ý. Đến nay, cấp ủy đảng đã tiếp thu, giải trình 120 ý kiến, các ý kiến còn lại đang được xem xét, xác minh trả lời theo quy định. Bên cạnh đó, MTTQ tổ chức được 152 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với nhân dân, có 5.273 lượt người tham dự; phát biểu kiến nghị 422 ý kiến, trong đó cấp ủy chính quyền đã tiếp thu, giải trình và trả lời 404 ý kiến, những ý kiến còn lại đang tiếp tục được xem xét, trả lời nhân dân theo đúng quy định.
còn nhiều khó khăn, hạn chế
Ông Nguyễn Tấn Phú, Ủy viên thường trực, Trưởng ban Dân chủ pháp luật UBMTTQVN tỉnh cho biết: Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị còn một số khó khăn, hạn chế, như: Việc tuyên truyền, vận động, nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. MTTQ cấp cơ sở chưa chủ động trong giám sát, năng lực còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác phản biện chưa thực sự rõ nét, chủ yếu thực hiện ở cấp tỉnh và một số huyện, thị, cấp xã chưa thực hiện; một số địa phương và cơ sở cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng chưa chủ động gửi dự thảo văn bản, chương trình, đề án, dự án để MTTQ tổ chức phản biện, vì vậy thường bị động, khó thực hiện. Việc triển khai góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền còn hạn chế, chưa có nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền. Chưa phát huy vai trò của tổ chức thành viên, ủy viên UBMTTQVN các cấp. Việc mở rộng hình thức tập hợp ý kiến nhân dân trong góp ý xây dựng chính sách, pháp luật còn hạn chế...
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã Đức Liễu (Bù Đăng) cùng nhân dân giám sát thi công đường giao thông nông thôn tại địa bàn
Nguyên nhân của hạn chế nêu trên là do nhận thức một số cấp ủy, chính quyền và cơ quan nhà nước về vai trò, tác dụng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chưa đầy đủ, sâu sát. Đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể còn thiếu kinh nghiệm và năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá, kết luận trong quá trình giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế. Điều kiện và kinh phí hoạt động của MTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi, ngân sách xã không cân đối được kinh phí chi cho hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban GSĐTCCĐ theo quy định pháp luật nên hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện này chưa cao.
P.Trọng
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065