Theo đó, nhiện vụ cụ thể là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên trong các cơ sở GDMN. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh, bảo đảm sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục. Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, nghe hát Quốc ca, các hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Học sinh lớp mầm 1, trường Mầm non Sơn Ca trong giờ ăn bữa phụ - Ảnh: Cẩm Liên
Các địa phương tiếp tục quy hoạch phát triển trường lớp, giành quỹ đất cho giáo dục mầm non, đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất một trường mầm non. Khuyến khích phát triển GDMN theo hướng xã hội hoá, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT). Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ bình quân toàn quốc: trẻ nhà trẻ đạt 26%; trẻ mẫu giáo đạt 89%.
Chỉ đạo các cơ sở GDMN quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức cho trẻ ăn bán trú; sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, phù hợp với thực tiễn. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Tiếp tục nhân rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN.
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Phấn đấu hầu hết các nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN đều tổ chức học 2 buổi/ngày. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi; áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tổ chức triển lãm tranh của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.
Tiếp tục thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những cơ sở GDMN có điều kiện; thực hiện tốt giám sát, quản lý việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non. Các địa phương thí điểm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình sau 2 năm triển khai thực hiện. Tiếp tục lồng ghép, thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện Chương trình GDMN: giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng trẻ, nhằm giúp trẻ sống thân thiện với môi trường và có những thói quen, hành vi phù hợp để góp phần giảm thiểu thảm họa thiên tai, tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp.
Tiếp tục chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện PCGDMNTNT.
Các địa phương rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi trong các cơ sở GDMN; tổ chức triển lãm theo khu vực và trao giải cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích cao (sẽ có hướng dẫn cụ thể).
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN) đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDMN và PCGDMNTNT. Xây dựng kế hoạch thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16-3-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập….
NN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065