Côn Đảo là quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Trải qua 118 năm, hết Pháp lại đến Mỹ - ngụy, đã biến Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian”, nơi từng giam cầm hàng chục vạn người yêu nước Việt Nam, trong đó có hơn 22.000 người con ưu tú của tổ quốc đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của đất nước.
Mộ của nhà cách mạng - liệt sĩ Trần Văn Thời, người con của quê hương Cà Mau, hy sinh tại nhà tù Côn Đảo năm 1942 và được an táng tại Nghĩa trang Hàng Dương |
Gông cùm, xiềng xích... hiện vật lịch sử còn nguyên giá trị với thời gian |
Mặc dù dưới xiềng xích và các đòn tra tấn man rợ của thực dân Pháp, nhưng các chí sĩ, chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại Côn Đảo vẫn không hề nguội lòng yêu nước, không nhụt ý chí và lòng dũng cảm. Ngược lại, họ đã biến nơi “địa ngục” thành trường học cách mạng, và đã có nhiều chí sĩ cách mạng đã trưởng thành ngay từ nhà tù. Với lực lượng cách mạng luôn tồn tại và nuôi dưỡng như vậy, nên trong khí thế thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8-1945, những tù nhân chính trị ở Côn Đảo đã tổ chức nổi dậy vào tháng 9-1945 và giành quyền làm chủ Côn Đảo, sau đó trở về đất liền tham gia kháng chiến.
Chuồng cọp có hai khu, mỗi khu có 60 chuồng và 30 hầm đá, giam giữ trên 400 người Tái hiện hình ảnh các chí sĩ, chiến sĩ cách mạng bị giam cầm, tra tấn tại nhà tù Côn Đảo
Sau khi thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo vào ngày 18-4-1946, nơi đây lại trở thành nhà tù. Trong chuyến tàu chở tù nhân ra đảo đầu tiên (sau khi tái chiếm) vào ngày 27-5-1946, có trên 300 người yêu nước tham gia kháng chiến, trong đó có 56 người đã bị địch sát hại chỉ trong 1 buổi trưa.
Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết, thực dân Pháp rút quân, Côn Đảo lại rơi vào tay của chính quyền Sài Gòn. Thêm một lần nữa, hòn đảo xinh đẹp này lại trở thành nhà tù. Và độ quy mô, hà khắc, dã man ở nhà tù lại nhân lên gấp nhiều lần theo cuộc chiến leo thang của Mỹ - Ngụy.
Trên “địa ngục” ngày nào đang có một “thiên đường” nghỉ dưỡng của trần gian
Vào khoảng thời gian cao điểm 1970-1972, nhà tù Côn Đảo giam cầm gần 10.000 người. Với những cách ép cung và tra tấn dã man, nhưng những người cách mạng bị giam cầm nơi đây vẫn không hề bị khuất phục. Tiếp bước các bậc tiền bối cách mạng đã từng bị giam cầm tại đây trước năm 1945, những người con của cách mạng mở những lớp học chính trị ngay trong nhà tù. Cứ thế, ngọn lửa cách mạng và tinh thần yêu nước luôn được duy trì.
Khi nhận được tin lực lượng quân giải phóng đang dành được thế thắng lợi và chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam, lực lượng tù chính trị ở Côn Đảo ngày đêm chuẩn bị lực lượng để nổi dậy. Sau khi Sài Gòn được giải phóng vào 30-4-1975, ngày 1-5 hàng ngàn tù chính trị nổi dậy tự giải phóng Côn Đảo, hòa cùng niềm vui thống nhất đất nước của cả nước.
Tận dụng sự ưu ái của thiên nhiên ban cho, phối hợp với giá trị lịch sử, Côn Đảo đang được xây dựng thành một “thiên đường” cho du khách khi đến tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi. Trên “địa ngục” ngày nào đang có một “thiên đường” của trần gian.
Bộ VH-TT&DL vừa đề nghị Thủ tướng xem xét xếp hạng đợt 2-2012 cho 13 di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, trong đó có di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo.
(Theo Baoanhdatmui.vn)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065