Tại Khoản 2, Điều 58 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung Điều 18) có quy định cụ thể như sau: 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích - Ảnh: Nhất Sơn
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất như là quyền tài sản của công dân. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này và vì vậy, tôi đề suất ý kiến sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 25 trong Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai. Cụ thể, Khoản 1, Điều 26 tôi đề nghị bổ sung cụm từ “nhà nước” trước cụm từ “bảo hộ”.
Vì xét dưới góc độ câu thì “nhà nước” là chủ ngữ của câu này và có như vậy câu văn mới dễ hiểu, rõ nghĩa và rõ trách nhiệm của nhà nước. Đồng thời, bỏ cụm từ “nhà nước” ở sau cụm từ “theo quy định của” và thay vào đó bằng cụm từ “pháp luật”. Như vậy, Khoản 1 của điều này được viết lại như sau: 1. Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của pháp luật cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 26 trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là những quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này có hai khoản, với nội dung như sau: 1. Có chính sách đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. 2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. Đây là những quy định về chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… và phần lớn họ đang có cuộc sống khóa khăn. Tuy nhiên, nếu đã là chính sách ưu đã thì nhưng quy định trên đây chưa hoàn thiện và cần được bổ sung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống một cách bền vững. Xuất phát từ quan điểm này, tôi đề nghị ở Điều 26 cần bổ sung thêm một khoản nữa (Khoản 3), với nội dung như sau: 3. Có chính sách hỗ trợ cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối bị Nhà nước chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, thu hồi đất được đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp việc làm và phát triển ngành nghề phù hợp.
Điều 42 trong Dự thảo sử đổi Luật Đất đai là những quy định về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này có 6 khoản trong đó Khoản 1, 2, 3 và 4 có nội dung như sau: 1. Thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: a) Thủ tướng chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất, bao gồm: a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất; b) Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; c) Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; d) Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất, bao gồm: a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất; b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
Theo đó, nội dung của điều này thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và nội dung của việc thẩm định, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định các cấp. Theo suy nghĩ của tôi thì quy định như trên là không đầy đủ, còn thiếu một nội dung quan trọng nửa là thẩm quyền quyền của các Hội đồng thẩm định. Nếu Hội đồng thẩm định chỉ làm những công việc trên rồi xong và hết trách nhiệm thì khó gắn của các thành viên cũng như người đứng đầu hội đồng. Và như vậy, kết quả của việc thẩm định cuối cùng ai sẽ giải quyết và trách nhiệm của người làm sai được Hội đồng phát hiện thì sử lý như thế nào? Và ai là người đề xuất hình thức sử lý đối với người có hành vi vi phạm?
Vì vậy, tôi đề nghị ở điều này cần bổ khoản thứ 7 (khoản cuối cùng) quy định về thầm quyền của Hội đồng thẩm định, với nội dung như sau: 7. Hội đồng thẩm định cấp quốc gia có quyền kỷ luật, cách chức và đề nghị với chính phủ mức kỷ luật đối người đứng đầu chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch, quy hoạch không đúng với quy định của Pháp luật.
Nguyễn Tuấn (Đồng Xoài)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065