Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đầu tiên của nước ta được ban hành năm 2002 và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hiện hành đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2008. Pháp lệnh xử phạt hành chính ra đời đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, sau hơn 9 năm được áp dụng vào cuộc sống, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đã bộc lộ nhiều bất cập. Có nhiều quy định trong pháp lệnh không còn phù hợp thực tế. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã được Chính phủ giao cho chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến về dự Luật thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Dự thảo Luật có nhiều điểm mới được bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với thực tế và bài viết dưới đây xin giới thiệu cùng bạn đọc về những điểm mới trong dự thảo luật này.
Buộc lao động phục vụ cộng đồng (điều 27) 1. Buộc lao động phục vụ cộng đồng là hình thức xử phạt buộc cá nhân vi phạm hành chính thực hiện các công việc nhằm phục vụ lợi ích chung của dân cư tại địa phương nơi người vi phạm cư trú. Thời gian buộc lao động phục vụ cộng đồng tối đa đến 30 giờ và người bị xử phạt không được trả công đối với công việc thực hiện.
Điểm mới thứ nhất là trong Dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có bổ sung 3 hình thức xử phạt mới gồm: buộc lao động phục vụ cộng đồng; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất - kinh doanh; buộc học tập các quy định của pháp luật có liên quan đến vi phạm. Trong 3 hình thức xử phạt mới này đáng chú ý là biện pháp “buộc lao động phục vụ cộng đồng” (điều 27 và điều 29). Tức là, ngoài phải chịu mức phạt bằng tiền, người vi phạm sẽ phải thực hiện một số ngày công nhất định đối với một số công việc cụ thể nào đó để phục vụ lợi ích chung tại chính nơi họ sinh sống. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng với những người chưa thành niên từ 15 tuổi trở lên và thời gian lao động công ích tối đa đến 30 giờ. Quy định này cũng không áp dụng với người trên 55 tuổi (nữ) và 60 tuổi (nam). Đây là một hình thức xử phạt cần thiết và phù hợp với những hành vi vi phạm trật tự xã hội nhằm giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người vi phạm.
2. Buộc lao động phục vụ cộng đồng được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện tại xã, phường, thị trấn nơi người vi phạm cư trú.
3. Biện pháp buộc lao động phục vụ tại cộng đồng không áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Người dưới 15 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
c) Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Điểm mới thứ hai của dự Luật là việc cho phép phạt trực tiếp (không lập biên bản) đến 500.000 đồng đối với người vi phạm, thay vì mức 200.000 đồng hiện nay. Theo quy định này, người có thẩm quyền xử phạt có thể ra ngay quyết định xử phạt mà không cần lập biên bản vi phạm. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Đây là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế việc xử phạt hành chính dồn lên cấp trên.
Điểm mới thứ ba là những quy định về xử lý tang vật và phương tiện vi phạm. Cụ thể là, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện, đặc biệt là buộc nộp lại số lợi nhuận có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Đây là một nội dung khá phổ biến và có tác động mạnh đến việc xử lý vi phạm trật tự ATGT khi hầu hết xe chở quá tải vi phạm hiện nay chỉ bị xử phạt rồi cho lưu thông tiếp thay vì phải hạ tải hoặc bị tịch thu hàng hóa vượt quá quy định, khiến cho chế tài xử lý vi phạm thiếu hiệu quả.
Quy định mới thứ tư được bổ sung trong dự luật là: Người vi phạm nếu nộp phạt chậm sẽ bị phạt bổ sung 1% trên tổng số tiền phạt cho mỗi ngày trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế; cho phép mời luật sư được bào chữa để bảo vệ; cho phép Chính phủ quy định mức phạt tiền cao hơn mức phạt chung ở khu vực nội thành các thành phố trực thuộc Trung ương (nhưng không quá 2 lần mức phạt chung)...
Nhận định về những quy định mới trong dự Luật xử phạt vi phạm hành chính, liên quan đến lĩnh vực xử phạt vi phạm trật tự ATGT, nhiều người cho rằng, công tác xử lý vi phạm trật tự ATGT tới đây sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn. Vì nếu áp dụng hình thức phạt trực tiếp lực lượng cảnh sát giao thông có thể ngay lập tức ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm hành chính về Luật Giao thông đường bộ. Hơn nữa, với việc cho phép xử phạt trực tiếp đến 500.000 đồng sẽ giảm bớt phiền hà và công sức cho người dân, vì không còn phải đến Kho bạc Nhà nước để nộp phạt. Hy vọng rằng những điểm mới trong dự thảo Luật sẽ góp phần làm cho công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông hiệu quả hơn.
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm (điều 76) 1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; y tế, lao động; bảo hiểm; môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt. 2. Nội dung công bố công khai bao gồm đối tượng thực hiện hành vi vi phạm bị xử phạt, hành vi vi phạm, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. 3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt công bố công khai về việc xử phạt trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm. |
Văn Minh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065