Những năm qua, nhu cầu trồng hoa lan phát triển mạnh ở Việt Nam, nhất là khu vực thành thị. Tuy nhiên, việc cung cấp một số lượng lớn cây giống còn gặp nhiều khó khăn do không có đơn vị chuyên cung cấp. Vì vậy, nhiều giống lan phải nhập từ nước ngoài. Năm 2007, Sở Khoa học - Công nghệ đã nghiệm thu và ứng dụng thành công đề tài khoa học về nhân giống nhanh phong lan bằng nuôi cấy mô tại Bình Phước. Từ đó đã phát triển thêm một đề tài mới về nuôi cấy mô, nhân giống, bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng ở tỉnh ta.
Ở phòng thí nghiệm nuôi cấy mô phong lan giống bằng phương pháp dùng ánh sáng tự nhiên của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh có nhiều giò lan giống đã được các kỹ sư nuôi cấy thành công. Với phương pháp nhân giống vô tính sẽ tạo cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây bố mẹ, cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện nghiêm và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có trang thiết bị, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng bảo đảm nghiêm ngặt.
Vườn hoa lan đang cho thu hoạch |
Theo kỹ sư Quảng, họ lan có khoảng 8.000 loài, 30.000 giống nguyên thủy và gần một triệu giống đã được lai nhân tạo hay thiên tạo. Ở nước ta có khoảng trên 900 loại hoa lan. Những cây lan này sinh sống tại các vùng rừng núi Cao Bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy Nhơn, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước... trong đó có rất nhiều lan hiếm, quý, hoa đẹp, hương thơm có giá trị kinh tế cao nếu được nhân giống để thương mại. Tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, theo điều tra của Phân viện quy hoạch rừng II có khoảng 39 loài lan, như: Ngọc điểm, thủy tiên vàng, hoàng thảo báo hỷ, đoản kiếm, chuỗi ngọc... “Một số loài lan rừng có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác nhiều, trong vài năm tới có thể bị tuyệt chủng. Do đó, cần phải bảo tồn những loài lan có giá trị kinh tế và kinh doanh như nhiều loài lan ngoại nhập đã đưa về đây”, kỹ sư Quảng cho biết.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng ở Bình Phước” thành công sẽ góp phần bảo tồn được nhiều loài phong lan quý hiếm và hạn chế việc nhập khẩu giống lan ngoại nhập. Tuy nhiên, để lan rừng thực sự được bảo tồn và phát triển theo xu hướng thương mại thì việc nghiên cứu lai tạo để phong lan rừng giữ được nét riêng, hương thơm đặc biệt, nhưng màu sắc phải đẹp hơn, quyến rũ hơn, thời gian hoa tàn lâu hơn... mới đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người yêu lan.
Hiền Lương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065