Chúng ta đã có Luật An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 9-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12-5-2016 của liên bộ GD&ĐT - Y tế quy định về công tác y tế trường học; Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT, ngày 12-10-2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục... Theo đó, trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với học sinh bán trú tại các cơ sở giáo dục trên cả nước trước tiên là lãnh đạo các trường học, việc lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm cho học sinh phải căn cứ theo quy định của các cơ quan chức năng; đơn vị cung cấp thực phẩm phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến; nhân viên phải được đào tạo và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện... Song song đó, chính quyền và các cơ quan quản lý có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cung cấp thực phẩm của các cơ sở và việc chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, đủ định lượng. Đồng thời, thức ăn cho học sinh bán trú phải được kiểm tra và lưu mẫu hằng ngày làm cơ sở xét nghiệm khi xảy ra sự cố về ngộ độc thực phẩm.
Quy định chặt chẽ là vậy, nhưng thực tế việc kiểm soát thực phẩm cung cấp cho trường học vẫn tồn tại nhiều bất cập. Đó là, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng không thể thường xuyên kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học và hoạt động này chỉ được thực hiện theo kế hoạch, định kỳ chứ không liên tục. Sự phối hợp giữa ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc kiểm tra thực phẩm không được duy trì thường xuyên, thậm chí có những trường không thực hiện. Vì vậy, ban giám hiệu trường là đối tượng gần như duy nhất thực hiện việc kiểm tra thực phẩm tại các cơ sở cung cấp và chế biến thức ăn cho học sinh. Rõ ràng, nếu lãnh đạo các cơ sở giáo dục nêu cao tinh thần trách nhiệm trước sự an toàn sức khỏe cũng như tính mạng học sinh, kiên quyết nói không với cơ sở cung cấp, chế biến thực phẩm vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì chắc chắn sẽ không xảy ra những vụ việc đáng tiếc trong thời gian qua.
Từ thực tế trên, ngày 27-3, Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh có văn bản gửi trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện; hiệu trưởng các trường trung cấp, cao đẳng, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên... về việc tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học. Trong đó nhấn mạnh, thủ trưởng các đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học nếu nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra. Đồng thời, có nhiệm vụ báo cáo các cơ quan liên quan để cùng phối hợp giải quyết nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe cho học sinh, không để xảy ra ngộ độc tập thể...
Hy vọng, sự vào cuộc tích cực của ngành giáo dục, sự chung tay của hội cha mẹ học sinh sẽ tác động tích cực trong việc ngăn chặn thực phẩm bẩn vào trường học.
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065