Và trong phần trả lời của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thẳng thắn nhìn nhận tình hình tham nhũng, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua có những diễn biến với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp. Đồng thời, ông Bình cũng đưa ra 5 nguyên nhân chính của tình trạng trên như sau:
Thứ nhất, kinh doanh tiền tệ, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, hấp dẫn đối với các loại tội phạm, cám dỗ với một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, tham nhũng, biển thủ công quỹ, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức tín dụng.
Thứ hai, do các tổ chức tín dụng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng nóng, đầu tư lớn vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, đầu tư tài chính, vi phạm các tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng và các quy định an toàn hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, hoạt động ngân hàng phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và hiện đại hóa công nghệ, tình hình tham nhũng và tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp trong khi việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý còn chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn quản lý hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Công tác thanh tra, giám sát còn bất cập, hạn chế.
Thứ tư, một bộ phận cán bộ ngân hàng suy thoái về đạo đức nghề nghiệp và vi phạm quy định của pháp luật, thậm chí câu kết với các đối tượng bên ngoài để phạm tội. Tại một số đơn vị ngân hàng, cán bộ lãnh đạo chưa thực sự quan tâm và triển khai quyết liệt những biện pháp phòng, chống tham nhũng, tội phạm một cách có hiệu quả.
Thứ năm, hệ thống quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của một số tổ chức tín dụng còn yếu, dẫn đến sơ hở trong quản lý, điều hành, chưa phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, chậm hoặc không phát hiện được các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Một số tổ chức tín dụng hoạt động thiếu công khai, minh bạch hoặc bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông lớn...
Tuy nhiên, điều mà cử tri cả nước ghi nhận là tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, dám nói nên sự thật và không né tránh trách nhiệm cá nhân của ông thống đốc. Ông Bình đã khảng định: Trách nhiệm của việc xảy ra các vụ việc tham nhũng, tội phạm trong ngành ngân hàng trước hết thuộc về cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm và cũng là trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, thống đốc là người đứng đầu.
Và thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều vụ việc tham nhũng, tội phạm trong ngành ngân hàng được phát hiện và xử lý nghiêm. Điển hình như các vụ việc xảy ra tại Công ty Tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương... Và nếu những người đứng đầu các ngành, doanh nghiệp ở trung ương cũng như các địa phương có được bản lĩnh như Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì tiêu cực, tham nhũng chắn chắn sẽ bị đẩy lùi.
H.D
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065