BP - Năm 1829, khi mới 7 tuổi Heinrich Schliemann (Đức) đã rất đam mê nghiên cứu lịch sử thế giới. Vì vậy, sau 30 năm tự tìm tòi và lần theo những tư liệu trong bộ sử thi của Homer, ông đã tìm mọi cách để khai quật thành Troy (khi đó ai cũng khẳng định thành Troy chỉ có trong thần thoại). Sau ba lần đào bới trên ngọn đồi Xi-xa-lich (Hy Lạp), Schliemann đã phát hiện ra nhiều chế phẩm bằng vàng và một số vũ khí được chạm khắc bằng ngà voi cùng nhiều đồ gốm sứ. Thành Troy được phát hiện, một thông tin gây chấn động thế giới lúc bấy giờ. Không dừng lại tại đây, Schliemann mở rộng diện tích khai quật sang tận đảo Crete (Hy Lạp) để săn tìm kho báu từ những bộ sử thi của Homer. Tuy nhiên, công việc đang được tiến hành thì Schliemann lâm bệnh nặng và mất năm 1890.
Giới nghiên cứu khoa học đánh giá rất cao việc Schliemann tìm ra di chỉ khảo cổ thành Troy. Đây là một sự kiện lớn của nhân loại vì đã khẳng định thời đại Homer là thời đại có thật trong lịch sử phát triển của thế giới. Sắp xếp lại các di chỉ khảo cổ, giới khoa học bàng hoàng về một thời đại với những thành tựu rực rỡ và nhiều sự kiện nổi bật đã diễn ra tại đây hơn 3.000 năm. Chính vì vậy, sau khi Schliemann chết, nhà khảo cổ Arthur John Evans (1823-1908, người Anh) tiếp tục công việc này. Sau khi tiếp nhận công việc từ Schliemann, John Evans chú ý đến các vật phẩm khảo cổ từ đảo Crete. John Evans nhận định, đảo Crete ở vùng biển Ê-giê, trên con đường nối ba châu Á, Phi và Âu nên có thể đây là cửa ngõ tiếp nhận nhiều di sản văn hóa của nhân loại và là nơi khởi nguồn của nền văn minh Hy Lạp.
Năm 1900, Evans bắt đầu khai quật đồi Noxas và phát hiện một cung điện rộng 6 mẫu Anh, còn nguyên vẹn bị chôn vùi trong lòng đất đã hàng ngàn năm. Trong cung điện, người ta tìm thấy rất nhiều tài liệu, sách được viết bằng từ ngữ cổ, còn trên các bức tường có rất nhiều tranh mô tả sinh động về người và bò cùng nhiều miêu tả khác, trong đó có nghi thức về tôn giáo. Theo nghiên cứu, những bức họa này nói về vị vua Minos trong sử thi Homer.
Việc phát hiện các di chỉ khảo cổ trên đảo Crete, giới khoa học đã chứng minh cho cả thế giới biết về một nền văn minh ra đời trước Công nguyên nhưng có trình độ phát triển rất cao. Đây chính là nền văn minh cổ nhất của lịch sử phát triển nhân loại được phát hiện cho đến nay. Vì vậy, đảo Crete được đánh giá là cội nguồn của nền văn minh Ê-giê. Việc khai quật đảo Crete, Schliemann cùng John Evans đã vén bức màn che hàng ngàn năm của lịch sử. Ngoài ra, việc khai quật và phát hiện di chỉ khảo cổ thành Troy của Schliemann đã đánh dấu bước khởi đầu về một ngành khoa học mới, đó là ngành khảo cổ học. Và John Evans là người đưa ngành khảo cổ học phát triển sâu, rộng hơn và có giá trị tuyệt đối trong đời sống, khoa học của nhân loại. Do đó, việc truy tìm được cội nguồn của nền văn minh Ê-giê đã được xếp vào một trong những sự kiện nổi bật hàng đầu thế giới.
T.Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065