Những năm qua, 4 vùng kinh tế trọng điểm đã trở thành trung tâm của đầu mối giao thương về kinh tế, văn hóa, du lịch và là đầu tàu, lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước với quốc tế. Đặc biệt, các vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành các cơ sở công nghiệp lớn cùng hệ thống đô thị hiện đại, tạo cục diện mới cho tăng trưởng và giao thương quốc tế. Các vùng kinh tế trọng điểm tuy chỉ chiếm 27,4% diện tích nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là 8,61%, cao hơn mức bình quân của toàn quốc. Tốc độ đô thị hóa tại các vùng đạt 40,2%, gần gấp đôi so với mặt bằng của cả nước. Không những vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm chiếm 80,6%...
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta đã bộc lộ những hạn chế và tồn tại không ít điểm nghẽn về cơ chế và cần được tháo gỡ kịp thời. Đó là, sự tăng trưởng kinh tế giữa các vùng không đồng đều, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư giữa các tỉnh, thành có sự khác biệt. Cơ sở hạ tầng về giao thông tại nhiều vùng bị xuống cấp, quá tải, khả năng phát huy nội lực từng vùng, từng địa phương chưa cao. Đặc biệt, sự liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm với nhau chưa hiệu quả, vẫn còn tồn tại tình trạng đóng khung trong từng vùng nên chưa tạo ra được sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường quốc tế hay trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài...
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đầu tàu là TP. Hồ Chí Minh, địa bàn sôi động, nhộn nhịp và hiệu quả nhất cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh tứ giác phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng vẫn còn nhiều tỉnh khó khăn như Bình Phước, Tây Ninh... Riêng Bình Phước, tuy là “thành viên” của vùng từ năm 2003 nhưng với đặc thù là vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới nên tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Để từng bước rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành trong vùng, những năm qua, Bình Phước đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, khu công nghiệp, nguồn nhân lực và chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút doanh nghiệp đến hợp tác làm ăn...
Với chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp, nhiều nút thắt trong cơ chế quản lý sẽ được tháo gỡ, tỉnh sẽ tận dụng những tiềm năng, thế mạnh của mình để tăng cường sức cạnh tranh và phát triển kinh tế. Đặc biệt, khi cơ chế về sự liên kết vùng, giữa các tỉnh, thành ở từng vùng và trong cả nước được hình thành sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, bổ trợ, thúc đẩy không gian phát triển kinh tế liên hoàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, sớm ban hành các chính sách về những cơ chế, giải pháp vượt trội trong các vùng kinh tế trọng điểm sẽ tạo ra động lực phát triển là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065