>> Cầu nối nông dân với Đảng và “3 nhà”
BP - Bình Phước đang ở giai đoạn “dân số vàng” khi số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 58% số dân. Mỗi năm có thêm hàng ngàn người bước vào độ tuổi lao động, tạo sức hấp dẫn các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư. Tuy nhiên, hệ lụy kéo theo là sức ép về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động vùng nông thôn. Để gỡ “nút thắt” này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trao “cần câu”
5 năm trở lại đây, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về nâng cao trình độ người lao động, nhất là vùng nông thôn, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp Sở LĐ-TB&XH chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có ở cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề, chú trọng lao động khu vực nông thôn và nhu cầu thực tế thị trường lao động. Theo đó, 21 cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã mạnh dạn “làm mới mình” bằng cách đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thay đổi giáo trình giảng dạy theo hướng hiện đại và phù hợp với yêu cầu đổi mới cũng như nhu cầu học nghề của người lao động.
Tư vấn đào tạo nghề kết hợp giải quyết việc làm cho hội viên nông dân tại phiên giao dịch việc làm do ngành LĐ-TB&XH tổ chức
Ông Lê Văn Mãi, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Các cơ sở dạy nghề hiện đã linh hoạt và chủ động trong xây dựng kế hoạch, đưa ra giải pháp tối ưu thu hút lao động học nghề tại đơn vị mình. Căn cứ chỉ tiêu, nguồn kinh phí dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hằng năm toàn tỉnh đã đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hàng ngàn lao động”.
Ngoài đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2013 đến nay, Sở LĐ-TB&XH còn có chương trình phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, tạo mô hình đào tạo nghề có sự kết hợp 3 bên (người học nghề, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp) để đưa học viên vào thực tập và làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giúp người học tiếp thu kiến thức thiết thực hơn, bắt kịp yêu cầu thị trường lao động. Sở LĐ-TB&XH còn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh mở 42 lớp đào tạo nghề may mặc, sửa chữa xe máy, nấu ăn, dệt thổ cẩm, kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi... cho 1.351 lao động nông thôn; đào tạo 37 lớp với 1.210 người học kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su theo đơn đặt hàng của Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước...
CẦN GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ HƠN
Nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo, giải quyết việc làm nên từ năm 2013 đến nay, công tác này đã thu được kết quả cao, đáp ứng nhu cầu thị trường với 206.412 lao động được giải quyết việc làm. Ngành LĐ-TB&XH thường xuyên cập nhật thông tin cung - cầu lao động, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp để có kế hoạch dạy nghề và định hướng, tư vấn nghề nghiệp. Các sàn giao dịch việc làm của sở đang ngày càng tạo uy tín đối với người lao động. Nhất là hỗ trợ người lao động làm việc tại các nhà máy, công ty ở 13 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, ngành phối hợp Hội Nông dân tỉnh, các đơn vị liên quan tư vấn và giới thiệu trên 2.000 lao động vào làm việc cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp: Minh Hưng, Chơn Thành, Đồng Xoài I, Đồng Xoài II và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xuất khẩu lao động cũng đang trở thành kênh được hội viên nông dân quan tâm. Giai đoạn 2013-2017, toàn tỉnh đã đưa 644 người đi xuất khẩu lao động.
Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Văn Mãi chia sẻ: “Đạt được kết quả cao trong giải quyết việc làm phải ghi nhận sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan. Đặc biệt là mối quan hệ gắn kết giữa Sở LĐ-TB&XH với Hội Nông dân tỉnh. Việc hỗ trợ nông dân học nghề và giải quyết việc làm đang từng bước góp phần giảm nghèo, tăng hộ khá, giàu, tạo niềm tin cho nông dân trong xây dựng và phát triển kinh tế nông hộ, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công mục tiêu giải quyết việc làm năm 2018 và cả giai đoạn 2016-2020 (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 30 ngàn lao động, đưa 100 người/năm đi xuất khẩu lao động...) đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn”.
Ông Lê Văn Mãi cho rằng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn sản xuất để nông dân học nghề có thể áp dụng ngay vào sản xuất. Ngoài ra, cần có những chính sách tích cực trong giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo; tìm đầu ra cho sản phẩm để người qua đào tạo nghề yên tâm phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và người khác. Cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, ban hành chương trình - giáo trình phù hợp với thực tiễn sản xuất...
Với sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lao động phục vụ phát triển kinh tế phi nông nghiệp cũng là một hướng quan trọng góp phần giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhaäp cho ngöôøi lao ñoäng vaø phuø hôïp vôùi coâng cuoäc coâng nghieäp hoùa - hieän ñaïi hoùa ñaát nöôùc hieän nay.
Mai Ly
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065