Đó là Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22-9-1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời...”.
Bộ đội biên phòng Bình Phước tuần tra bảo vệ biên giới
Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Phải kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và dân quân, tự vệ biển, đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Đối với các tranh chấp trên biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Ngày 23-6-1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII (tháng 6-2012) đã chính thức thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Luật Biển Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
Đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia (1982); thỏa thuận khai thác chung với Malaysia (1992); hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); hiệp định phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia (2003). Việt Nam đang đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Malaysia; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia; phân định vùng biển với Campuchia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với Brunei... |
Ngày 9-1-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo quốc gia trong tình hình mới. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới, bờ biển định kỳ 2 năm một lần mở đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của phong trào và tổ chức các hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; định kỳ 5 năm một lần tổ chức sơ kết cấp tỉnh; hàng năm vào Ngày biên phòng toàn dân (3-3), tiến hành sơ kết phong trào ở cấp xã. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo nâng cao ý thức, trách nhiệm, tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân với địa phương các nước có chung đường biên giới…
Đối với tỉnh Bình Phước có trên 260km đường biên giới với Campuchia. Trong những năm qua, công tác vận động toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đã được tỉnh đặc biệt chú trọng. Vừa qua, Bình Phước đã cùng với lãnh đạo các tỉnh Mundulkiri, Kratíe và Tabong Khmum (Vương quốc Campuchia) ký kết biên bản ghi nhớ về việc tổ chức lễ kết nghĩa các cụm dân cư trên tuyến biên giới. Đây là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thiết thực triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, nâng tình hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc lên một bước mới, cùng nhau phát triển trong cộng đồng ASEAN.
Trung Lương
Nguồn: biendong.net.vn
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065