NÔNG DÂN PHẤN KHỞI VÀO MÙA THU HOẠCH TIÊU
Năm 2011, Việt Nam chỉ xuất khẩu 120 ngàn tấn tiêu nhưng đạt giá trị kim ngạch 720 triệu USD và vẫn giữ vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Đặc biệt, kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu năm 2011 là khi nông dân chủ động được tiến độ thu mua để điều tiết giá tiêu thế giới thì ngành hồ tiêu đã có một năm đại thắng. Theo dự báo, năm 2012 thế giới vẫn thiếu hồ tiêu và đây là tin vui cho người trồng tiêu Việt Nam, quốc gia chiếm hơn 30% sản lượng hồ tiêu thế giới và chiếm 50% thị phần xuất khẩu…
SẢN XUẤT HỒ TIÊU - MỘT NĂM ĐẠI THẮNG
Với tổng diện tích khoảng 50 ngàn ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2011 đã đạt ngưỡng 720 triệu USD, tổng sản lượng 120 ngàn tấn. Nếu so sánh diện tích và giá trị xuất khẩu với các nông sản khác như điều (khoảng 450 ngàn ha, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,3 tỷ USD, trong đó hơn 40% nguyên liệu phải nhập khẩu) và cao su (hơn 700 ngàn ha, năm 2011 cũng là năm được giá cao nhất với kim ngạch xuất khẩu hơn 3,2 tỷ USD), thì hồ tiêu vẫn là nông sản có doanh thu, lãi cao nhất trên một đơn vị diện tích. Từ năm 2003, Việt Nam vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới.
Giá tiêu đầu mùa đã khích lệ nông dân phấn khởi vào mùa thu hoạch
Những năm trước, lợi nhuận “khủng” của hồ tiêu chủ yếu rơi vào túi các nhà đầu cơ khi họ tổ chức chiến dịch mua gom, sau đó đẩy giá lên cao để trục lợi. Năm 2010, giá tiêu tăng dần sau gần 10 năm xuống thấp. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo giá tiêu khả năng tăng hơn 5.000 USD/tấn, do cung không đủ cầu vì mất mùa ở nhiều nước. Tuy nhiên, khi giá tiêu mới đạt ngưỡng 60 ngàn đồng/kg thì nông dân đã vét kho để bán, vì lo ngại “giá tăng cao rồi sẽ rớt” như những năm trước. Từ kinh nghiệm đó, năm 2011, ngay từ đầu vụ theo cảnh báo và dự đoán giá của VPA, nông dân trồng tiêu gần như đã không còn phụ thuộc vào sự “ra giá” của các đại lý thu mua mà đã biết nắm bắt diễn biến của thị trường, giá hồ tiêu trên thế giới. Sau đó, họ trao đổi, thông tin cho nhau không bán tiêu ồ ạt mà giữ tiến độ xuất hàng đồng đều các tháng trong năm, nhằm giữ hàng và tăng giá bán liên tục để điều tiết thị trường. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu của tiêu đen Việt Nam đã tăng gấp vài lần so với 2-3 năm trước. Nếu giá tiêu đầu vụ chỉ ở mức 90-100 ngàn đồng/kg thì đến tháng 8-9 đã tăng lên 160-170 ngàn đồng/kg. Giá bán tiêu bình quân của Việt Nam năm 2011 đã đạt 6.000 USD/tấn, cao hơn 2.000 USD so với năm 2010 và nhiều hộ trồng tiêu ở Bình Phước cũng như cả nước bỗng chốc trở thành tỷ phú.
NĂM 2012, THẾ GIỚI VẪN THIẾU HỒ TIÊU
Trên thế giới chỉ có 6 nước trồng nhiều tiêu, trong đó Việt Nam chiếm sản lượng 30-35% và 50% thị phần giao dịch toàn cầu. Ấn Độ có sản lượng 40 ngàn tấn/năm, chỉ đủ cung cấp cho tiêu dùng trong nước. Indonesia với 40 ngàn tấn, Malaysia 20 ngàn tấn, Brazin 15 ngàn tấn và Srlanca 10 ngàn tấn. Như vậy, tổng sản lượng hồ tiêu của 6 nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất chỉ đạt 245 ngàn tấn và các nước sản xuất nhỏ có tổng sản lượng khoảng 40-45 ngàn tấn, trong khi bình quân nhu
Việt Nam có sản lượng, năng suất tiêu cao nhất thế giới và chủ yếu xuất khẩu. Vì vậy, nếu sản lượng tăng cao sẽ xảy ra tình trạng “cung vượt cầu” và đẩy giá tiêu xuống thấp. VPA khuyến cáo, nông dân không nên mở rộng diện tích ồ ạt vì đây là cây trồng khó tính, đầu tư cao, nếu tiêu chết hoặc giá giảm, người trồng tiêu sẽ rơi vào nợ nần, phá sản. Để nâng cao giá trị xuất khẩu hồ tiêu, Chính phủ cần có chính sách để xây dựng thương hiệu quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng hồ tiêu chế biến sâu, mang thương hiệu “Made in Việt Nam”. Như vậy, giá trị gia tăng của mặt hàng hồ tiêu sẽ rất lớn.
cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới trong năm 2012 khoảng 300 ngàn tấn. Điều đáng nói là hạt tiêu không chịu ảnh hưởng do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới. Bởi đây là mặt hàng gia vị không thể thiếu trong từng bữa ăn của mỗi gia đình và nhu cầu tiêu thụ gia vị chỉ chiếm khoản rất nhỏ so với các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác hàng năm. Sản xuất hồ tiêu hiện “Cung không đáp ứng cầu”. Đây là thuận lợi lớn nhất để nông dân Việt Nam tiếp tục điều tiết bán hàng hợp lý với giá tốt nhất. Riêng các doanh nghiệp, VPA cũng khuyến cáo cần thực hiện phương châm “mua ngay, bán ngay”, tuyệt đối không ký trước, giao hàng xa khi không có chân hàng nhằm bảo đảm cho mùa vụ tiêu năm 2012 kinh doanh thắng lợi.
Theo số liệu của Bộ Công thương, trong tháng 1-2012, Việt Nam xuất khẩu 1.978 tấn tiêu, đạt 114 triệu USD, tăng 3,5% sản lượng nhưng giá trị tăng 44,36% so với cùng kỳ 2011. Thời điểm này, chỉ có Việt Nam và Ấn Độ thu hoạch tiêu nhưng Ấn Độ chỉ đủ cung cấp cho tiêu dùng trong nước.
Ông Hoàng Sánh, nông dân trồng tiêu giỏi ở xã Lộc Thiện (Lộc Ninh), cho biết: Trong ngày 5 và 6-2, nông dân Lộc Ninh bán tiêu đen loại 1 với giá 120-125 ngàn đồng/kg, giá tiêu đen còn cất giữ từ năm 2011 là gần 150 ngàn đồng/kg. Bình Phước có hơn 10 ngàn ha hồ tiêu, trong đó Lộc Ninh chiếm hơn 3.500 ha và sản lượng chiếm gần 50% cả tỉnh. Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Lộc Ninh, cho biết: Thời điểm này, nông dân Lộc Ninh đang phấn khởi bước vào mùa tiêu. Do ảnh hưởng thời tiết nên hoa tiêu đợt đầu bị hư nhưng diện tích hồ tiêu ở Lộc Ninh chủ yếu giống tiêu trung thu hoạch chính vụ vào tháng 3 nên chưa khẳng định được hay mất mùa. Với giá tiêu đen đầu vụ hơn 120 ngàn đồng, có thể khẳng định năm 2012, người trồng tiêu sẽ thắng lớn.
Phương Hà
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065