Nhà Trắng ngày 8-12 đã công bố kế hoạch thực thi chiến lược mới về chống khủng bố từ bên trong nước Mỹ cũng như âm mưu của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda trong việc chiêu mộ những phần tử Hồi giáo gốc Mỹ quá khích.
Bản Kế hoạch thực thi chiến lược (SIP) quán triệt chính phủ liên bang phải phối hợp chặt chẽ với các chính quyền và cộng đồng địa phương có thể là mục tiêu mà các phần tử cực đoan, đặc biệt là tổ chức khủng bố Al-Qaeda, nhắm đến.
Theo SIP, bảo vệ các cộng đồng dân tộc chống lại việc chiêu mộ những tân binh cực đoan là vấn đề an ninh quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Kế hoạch SIP sẽ được Mỹ áp dụng để ngăn chặn tất cả các hình thức chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Đây là một nỗ lực đòi hỏi "sự sáng tạo, mẫn cán, và sự cam kết đối với các quyền và nguyên tắc cơ bản". SIP sẽ cung cấp một lực lượng đặc nhiệm của các quan chức cấp cao từ các bộ, ngành nhằm đảm bảo chính phủ liên bang liên kết chặt chẽ với các cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, SIP cũng kêu gọi những nỗ lực mới nhằm phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của mạng Internet cũng như các trang mạng xã hội đối với những người Mỹcực đoan ở nước ngoài, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ phát triển một chiến lược riêng biệt và toàn diện hơn để ngăn chặn các phần tử cực đoan trực tuyến.
Kế hoạch trên được tuyên bố một ngày sau khi giới chức Washington cảnh báo rằng binh lính và căn cứ quân sự Mỹ đang là mục tiêu bị đe dọa số một của các phần tử Hồi giáo cực đoan trong nước.
Theo báo cáo được công bố ngày 7-12 tại phiên điều trần chung giữa hai viện Quốc hội Mỹ, kể từ ngày 11-9-2001 tới nay đã có 33 vụ tấn công trên đất Mỹ nhằm vào các mục tiêu quân sự, trong đó có 3 vụ tấn công riêng biệt vào binh sĩ Mỹkhiến 17 người thiệt mạng.
Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao ngày 8-12 cũng cho rằng bởi vì Washingtonđã thành công trong việc "hạ giá trị" mạng lưới Al-Qaeda ở nước ngoài, do đó các băng nhóm và tín đồ của tổ chức này ngày càng quan tâm đến việc chiêu mộ thêm những chiến binh hồi giáo ngay tại Mỹ.
Bản kế hoạch trên được xem là sự tiếp nối chiến lược chống khủng bố quốc gia mới của Mỹ được công bố hồi tháng 6-2011, trong đó cảnh báo Washington cần thận trọng trước âm mưu xâm nhập vào cộng đồng và tiêm nhiễm hệ tư tưởng cực đoan cho những công dân Mỹ mà mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda đang tiến hành.
Bản Kế hoạch thực thi chiến lược (SIP) quán triệt chính phủ liên bang phải phối hợp chặt chẽ với các chính quyền và cộng đồng địa phương có thể là mục tiêu mà các phần tử cực đoan, đặc biệt là tổ chức khủng bố Al-Qaeda, nhắm đến.
Theo SIP, bảo vệ các cộng đồng dân tộc chống lại việc chiêu mộ những tân binh cực đoan là vấn đề an ninh quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Kế hoạch SIP sẽ được Mỹ áp dụng để ngăn chặn tất cả các hình thức chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Đây là một nỗ lực đòi hỏi "sự sáng tạo, mẫn cán, và sự cam kết đối với các quyền và nguyên tắc cơ bản". SIP sẽ cung cấp một lực lượng đặc nhiệm của các quan chức cấp cao từ các bộ, ngành nhằm đảm bảo chính phủ liên bang liên kết chặt chẽ với các cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, SIP cũng kêu gọi những nỗ lực mới nhằm phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của mạng Internet cũng như các trang mạng xã hội đối với những người Mỹcực đoan ở nước ngoài, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ phát triển một chiến lược riêng biệt và toàn diện hơn để ngăn chặn các phần tử cực đoan trực tuyến.
Kế hoạch trên được tuyên bố một ngày sau khi giới chức Washington cảnh báo rằng binh lính và căn cứ quân sự Mỹ đang là mục tiêu bị đe dọa số một của các phần tử Hồi giáo cực đoan trong nước.
Theo báo cáo được công bố ngày 7-12 tại phiên điều trần chung giữa hai viện Quốc hội Mỹ, kể từ ngày 11-9-2001 tới nay đã có 33 vụ tấn công trên đất Mỹ nhằm vào các mục tiêu quân sự, trong đó có 3 vụ tấn công riêng biệt vào binh sĩ Mỹkhiến 17 người thiệt mạng.
Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao ngày 8-12 cũng cho rằng bởi vì Washingtonđã thành công trong việc "hạ giá trị" mạng lưới Al-Qaeda ở nước ngoài, do đó các băng nhóm và tín đồ của tổ chức này ngày càng quan tâm đến việc chiêu mộ thêm những chiến binh hồi giáo ngay tại Mỹ.
Bản kế hoạch trên được xem là sự tiếp nối chiến lược chống khủng bố quốc gia mới của Mỹ được công bố hồi tháng 6-2011, trong đó cảnh báo Washington cần thận trọng trước âm mưu xâm nhập vào cộng đồng và tiêm nhiễm hệ tư tưởng cực đoan cho những công dân Mỹ mà mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda đang tiến hành.