Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện các bệnh gây hại trên cây cao su như vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Hiện nay, các loại thuốc phòng trừ bệnh vàng rụng lá trên cây cao su đang được sử dụng có hiệu quả ở tỉnh là: thuốc gốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC); Thuốc gốc Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500 FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC, Benzimidine 50SC).Hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn gốc Carbendazim và gốc Hexaconazole (Casuvin 250SC, Vixazol 275 SC, Arivit 250 SC).
|
Bệnh vàng rụng lá (Corynespora) đã nhiễm trên 1.720 ha cao su, trong đó ở mức độ nhẹ gần 1.250 ha, trung bình 428 ha, nặng 42 ha. Bệnh gây hại chủ yếu ở các huyện, thị xã là Bình Long (gần 700 ha), Đồng Phú (320 ha), Chơn Thành (156 ha), Hớn Quản (114 ha) và một số nơi khác. Bệnh nấm hồng có tổng diện tích nhiễm 961 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 731 ha, trung bình 203 ha.
Dự báo trong thời gian tới thời tiết còn mưa nhiều, diện tích nhiễm các loại bệnh trên cây cao su sẽ tăng nhanh. Vì vậy Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân trồng cao su cần chú ý kiểm tra vườn và có biện pháp phòng trừ.
T.M
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065