|
Vì sao tiêu chảy cấp lại nguy hiểm cho trẻ?
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% trong số đó xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, phân nước có máu hoặc phân nhầy lẫn máu, trên 3 lần mỗi ngày là đã bị tiêu chảy. Nếu diễn ra từ 5 - 7 ngày đó là bệnh tiêu chảy cấp. Nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy mạn tính.
Trẻ bị tiêu chảy cấp, khuôn mặt sẽ trở nên xanh xao, đầy bụng, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị mất nước, điện giải, suy tuần hoàn, truỵ tim mạch và tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tiêu chảy trong mùa hè
Mùa hè, nhiệt độ cao khiến thực phẩm dễ bị lên men và bị các loại vi khuẩn, nấm làm hỏng. Mặt khác, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy cấp.
Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, nếu chúng mạnh hơn hoặc sức đề kháng cơ thể kém, chúng sẽ lấn át các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây tiêu chảy. Nếu không được điều trị hợp lý, trẻ sẽ bị “mất nước”, có thể dẫn đến tử vong. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…
Ngoài ra, tiêu chảy cấp cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn, nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo đó cũng tăng cao. Cơ thể không đủ sức chống lại dịch bệnh càng làm cho tiêu chảy diễn biến phức tạp và ngày càng khó kiểm soát.
Phòng và trị tiêu chảy cấp
Để giải quyết vấn đề tiêu chảy ở trẻ em, ngoài bù nước, chất điện giải, tích cực cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn yêu cầu bắt buộc phải bổ sung Kẽm liên tục trong vòng 14 ngày cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Việc làm này sẽ giảm số lần và số ngày tiêu chảy ở trẻ; giúp trẻ ăn ngon, tăng sức đề kháng và hạn chế các bệnh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần phải đậy kỹ đồ ăn, thức uống. Tuyệt đối chỉ con trẻ ăn các thức ăn đã được nấu chin và thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng.
Các chuyên gia cho biết: Hiện nay có rất nhiều chủng probiotics có khả năng điều trị chứng tiêu chảy như Bifidobacterium BB12, Lactobacillus và Streptococcus. Các nhóm vi khuẩn này đều giúp kiểm soát không cho các vi khuẩn có hại phát triển. Tuy nhiên, do Lactobacillus, Streptococcus lên men được nên có thể bổ sung bằng cách ăn sữa chua để điều trị rối loạn tiêu hóa. Còn với Bifidobacterium BB12 - mặc dù là chủng chiếm số lượng lớn nhất và là thành phần chính quyết đinh việc thiết lập hệ cân bằng vi sinh đường ruột nhưng lại không thể lên men. Vì vậy, cần bổ sung chủng vi khuẩn có lợi BB12 bằng cách uống trực tiếp thông qua sản phẩm Cốm vi sinh Ích Nhi để nhanh chóng thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Nguồn TNO
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065