BPO - Trong những cơn gió lạnh của mùa đông, có lẽ không còn gì tuyệt vời hơn là được đắm mình trong làn nước ấm áp nghi ngút khói của những dòng suối nước nóng. Dưới đây là những điểm tắm suối khoáng nóng nổi tiếng nhất Việt Nam mà bạn không nên bỏ lỡ.
1. Suối nước nóng Kênh Gà - Ninh Bình
Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình. Để đến với suối Kênh Gà, bạn phải đi thuyền qua các nhánh sông Hoàng Long vào làng nổi Kênh Gà. Suối nước nóng Kênh Gà chảy ra từ núi Hang Cả, có nhiệt độ ổn định là 57 ºC.
Nước trong suối không màu, không mùi, vị hơi chát, chứa hàm lượng cao các muối. Kênh Gà đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đưa vào Đề cử Top 5 khu du lịch suối nước nóng thu hút khách nhất ở Việt Nam.
2. Suối khoáng nóng Quang Hanh - Quảng Ninh
Suối khoáng nóng Quang Hanh thuộc phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố khoảng 15km về phía Tây.
Được tạo thành từ sự tuôn trào của nguồn nước khoáng nóng tự nhiên, và có độ mặn khá cao, nhiệt độ từ 60 đến 700C, nên Suối khoáng nóng Quang Hanh chính là nơi lý tưởng để du khách thư giãn, phục hồi sức khỏe, và ngăn ngừa một số bệnh về da, khớp.
Bể tắm nước khoáng nóng ở Quang Hanh.
Du khách có thể chọn tắm khoáng nóng hoặc khoáng bùn nguyên chất trong phòng riêng, hay tại các bể bơi lộ thiên. Ở đây còn có dịch vụ massage, vật lý trị liệu, cùng nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng…
3. Suối nước nóng Kim Bôi - Hoà Bình
Suối khoáng nóng tự nhiên Kim Bôi thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 70 km.Trong các suối nước nóng tại Việt Nam, đây là suối khoáng có nhiệt độ thấp nhất, từ 34 - 36ºC. Qua kiểm nghiệm của các chuyên gia, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp…
4. Suối nước nóng Bang - Quảng bình
Suối nước nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.Cách thành phố Đồng Hới 70km về phía Tây. suối Bang là một trong những nguồn nước suối duy nhất sôi tự nhiên của Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun đạt đến 105 độ C. Nếu muốn ngâm mình vào dòng ấm, đi xuôi theo dòng suối khoảng 300m sẽ bắt gặp một bãi tắm lộ thiên được tạo thành từ việc chắn và dẫn hai dòng nước của suối Ban nóng và suối Ban lạnh. Nhiệt độ của bể này chỉ dao động khoảng từ 40-45ºC, phù hợp cho việc ngâm tắm, chữa bệnh và thư giãn.
5. Suối nước nóng Tây Viên - Quảng Nam
Suối nước nóng Tây Viên thuộc xã Quế Lộc,tỉnh Quảng Bình. Tại đây có hai suối nước trong vắt quanh năm tuôn chảy mà người dân địa phương thường gọi là Suối Ông và suối Bà. Nhiệt độ trung bình của dòng nước khoảng 850C. Người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà. Trong nước chứa nhiều khoáng chất quý như: canxi, kali, lưu huỳnh, sắt ... và nhiều khoáng chất khác, là địa điểm lý tưởng cho du khách ngâm mình trong nước nóng, tắm bùn, thư giãn chữa bệnh.
6. Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Suối khoáng nóng Bình Châu thuộc địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km.Suối nước nóng có hơn 70 điểm phun nước lộ thiên, chảy len lỏi qua các gốc cây tràm, tọa lạc trong khu rừng cấm nguyên sinh của quốc gia, do người Pháp phát hiện năm 1905.
Đây là vùng có nước nóng rộng nhất nước ta (khoảng hơn 1km2) được tạo nên từ nhiều hồ lớn, nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng khác nhau. Vùng hồ rộng nhất là khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1m. Nhiệt độ ở đây dao động từ 40°C - 84°C.
7. Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng
Nằm ở địa bàn xã Đam Rông, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt chừng 70km về hướng đông bắc, suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông - một điểm du lịch sinh thái và chữa bệnh rất hấp dẫn. Dòng suối có nhiệt độ trung bình khoảng 40-45°C. Do có nồng độ lưu huỳnh cao hơn nhiều suối khoáng khác nên suối nước nóng Đam Rông rất hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp, rối loạn tim mạch…
Ngoài ngâm tắm trong suối nước nóng, đến đây bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn dân dã như canh măng le tươi nấu gà giò, nhấm nháp rượu cần "chính hiệu" hay tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa.
Nguồn Depplus