Tuy nhiên, đề xuất mang tính răn đe mạnh tay này đang làm nóng dư luận. Và ngay sau khi đề xuất được đưa ra, dư luận đã có nhiều ý kiến tranh cãi. Đa phần đồng thuận việc tăng nặng xử phạt để tránh nhờn luật. Song cũng không ít ý kiến lo ngại quy định này đưa vào cuộc sống như thế nào cho hợp lý. Đặc biệt là hiệu quả, tính khả thi, tính thống nhất và điều quan trọng là phải bảo đảm đúng pháp luật. Vì theo ý kiến của cá nhân tôi thì đề xuất này chưa đúng luật. Bởi tịch thu phương tiện là xâm hại đến quan hệ sở hữu. Mà theo quy định về xử phạt hành chính, trường hợp bị tịch thu phương tiện mà phương tiện đó là sở hữu chung của vợ chồng và nó phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì xử lý thế nào? Theo tôi, đối với nhiều người dân, chiếc xe máy vẫn là công cụ, phương tiện để mưu sinh nên cần xem xét kỹ.
Hơn nữa, nghị định xử phạt hiện hành chưa có điều khoản trên, nếu cơ quan có thẩm quyền muốn sửa đổi, bổ sung nghị định mới để quy định điều này thì phải đúng pháp luật và được sự đồng thuận của dư luận. Cụ thể là nếu thực hiện quy định này thì phải sửa đổi hàng loạt các điều luật về thẩm quyền, trình tự thủ tục. Vì dù phương tiện có giá trị hàng chục hay hàng trăm triệu đồng thì giá trị này đã vượt quá thẩm quyền về xử phạt. Và vấn đề nữa được đặt ra ở đây là cơ quan nào định giá phương tiện này? Đó là chưa kể tới việc, nếu bị tịch thu phương tiện mà phương tiện đó có giá trị lớn, chắc chắn sẽ có không ít người sẵn sàng tìm cách đối phó với lực lượng chức năng để không bị tịch thu phương tiện. Do đó, đề xuất này cần được xem xét kỹ để tránh xảy ra tiêu cực khi thi hành. Vì ai giám sát và giám sát việc này bằng cách nào? Và thực tế cho thấy, hiện không ít những lỗi nhỏ, mức phạt thấp mà còn xảy ra tiêu cực một cách phổ biến, huống chi có xe máy trị giá đến hàng chục triệu đồng thì chắc chắn sẽ phát sinh tiêu cực.
Còn đối với việc “tịch thu xe hơi nếu máu người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/L khí thở”, nhiều chủ sở hữu ôtô đã tỏ ra “giật mình”. Bởi lẽ, có những chiếc ôtô vài tỷ, nếu người lái xe đi thuê, hoặc đi mượn xe (lái xe taxi) liệu có cơ quan chức năng có được thu xe không? Vì vậy, theo ý kiến của cá nhân tôi thì đối với hành vi này cần nâng cao mức phạt thật nặng, chứ không thể tịch thu phương tiện. Và không thể tịch thu xe khi người điều khiển uống rượu bia có nồng độ cồn trong máu/khí thở cao, vì luật không cho phép. Và nếu muốn áp dụng đề xuất này thì nhất định phải sửa luật.
Trong bối cảnh giao thông bất cập về cơ sở hạ tầng, nhiều lái xe thiếu ý thức coi thường sinh mạng người khác... nên dẫn đến nhiều tiềm ẩn tai nạn giao thông. Vì thế, cơ quan chức năng rất cần có những giải pháp “táo bạo” và mạnh tay, nhưng phải có tính khả thi cao. Còn với đề xuất trên đây của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa khó khả thi vừa không đúng luật lại vừa không được sự đồng tình của dư luận.
Kim Ngọc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065