Sở dĩ đề thi trở thành đề tài bàn tán là do ngành luật vốn được xem là một lĩnh vực luôn đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng rắn, thậm chí có phần hơi “khô khan” khi nghiên cứu về các điều luật, bộ luật nhưng với đề thi này hoàn toàn ngược lại. Vì được cư dân mạng bàn tán nhiều nên buộc lòng đại diện của trung tâm này phải lên tiếng và cho rằng: Đề thi là bước đột phá của trung tâm khi thể hiện dưới hình thức thơ, giúp đề trở nên mềm mại, tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét hơn. Tuy nhiên, ý kiến này không hoàn toàn thuyết phục được cư dân mạng và với cả người viết bài này. Dưới đây, người viết xin chép lại đề thi để bạn đọc cùng tham khảo và có chính kiến của riêng mình:
1. Hai vợ chồng anh A
Sinh được một cậu bé
Dễ thương và mạnh khỏe
Nay đã 4 tuổi rồi...
2. Rồi một hôm đang ngồi
Cô vợ liền tâm sự
Anh ạ...! Con vẫn... bú...
Dù em hết... sữa rồi...!
Nó vẫn cứ nhằn thôi
Nhiều hôm... em đau quá...!
Anh A, cười ha hả...
Việc đó dễ thôi mà...
Bôi chút dung dịch là
Con ngậm cay... bỏ bú...!
3. Mặt trời vừa mới nhú
Anh A liền mang sang
Lọ dung dịch màu vàng...
Bôi đôi gò bồng đảo...
Hôn vợ yêu một cái
Anh A, vội đi làm
Anh đến thẳng cơ quan
Làm lu bu công việc...
4. Một hồi sau mới biết
Mình lấy nhầm lọ rồi
Lọ thuốc... cực độc...ôi...!
Con ơi...! Ba có tội...!
5. Ba đã giết con rồi...!
Hốt hoảng lẫn rối bời...
Anh A, liền tức tốc...
Phóng vội xe về nhà...!
Nhìn thấy từ... xa xa...
Nhà đông người qua lại...
Người thì hô cấp cứu...
Kẻ bảo... nó chết rồi...!
Ôi...! Ba giết con rồi...!
Anh A, khuỵu trước cổng...!
6. Như phép tiên... rồi bỗng...
Đứa bé từ trong nhà
Rẽ đám đông chạy ra...
Ôm chầm lấy người cha...
Hổn hển... mách rằng là...
Chú HÀNG XÓM... gần nhà...
Chết... trong kia... ba ạ...!
Từ xưa tới nay, việc sinh viên trường luật phải làm quen với kiểu đề thi liên quan đến những tình huống có thể xảy ra trong thực tế... là chuyện bình thường. Và đây cũng là cách để sinh viên trường luật áp dụng luật vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề, sau đó khi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ, khó xử lý đối với những sự việc tương tự. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tình huống thực tế thì có vô vàn, sao Trung tâm Tư vấn pháp luật của Trường đại học Luật Hà Nội lại đưa ra tình huống thô thiển và trớ trêu đến mức phản cảm như vậy? Ở đây có hai cách hiểu, một là đơn vị này không có ngân hàng đề thi hoặc nếu có thì cũng thuộc dạng quá nghèo. Hai là giảng viên bộ môn này đang là thân chủ của một vụ việc tương tự xảy ra ngoài đời, nhưng đang bí về hướng giải quyết nên cần sự tư vấn của nhiều người?
Song, dù xuất phát từ bất kỳ lý do hay nguyên nhân nào thì đây là một đề thi không thể chấp nhận ở góc độ đạo đức xã hội. Đó là chưa kể việc đề thi này đã không có một chút tế nhị nào đối những sinh viên nữ dự thi hôm đó. Nói cụ thể hơn là người ra đề thi không hiểu và thiếu tôn trọng truyền thống của phụ nữ Việt Nam ngày xưa là “công, dung, ngôn, hạnh” và ngày nay là “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Không biết những người dự thi nghĩ gì, còn riêng tôi thì hoàn toàn đồng tình với nhiều bạn đọc đã cho rằng đây là đề thi “bá đạo”, một đề thi cười ra nước mắt.
N.D
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065