Giảm nguy cơ tái nghiện
Nghiện là bệnh lý mãn tính cần phải điều trị lâu dài, nhiều năm. Thời gian điều trị càng lâu thì kết quả điều trị càng tốt. Điều trị liên tục giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ tái nghiện hêrôin và nguy cơ phạm tội.
Tuy nhiên, người điều trị Methadone lâu dài có thể cảm thấy không thoải mái do hàng ngày phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc và một vài tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân chỉ nên ngừng sử dụng thuốc khi không còn lệ thuộc vào hêrôin.
Khi ngừng thuốc, người bệnh cần được trang bị các kỹ năng mềm để ứng phó với mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi sau khi cai nghiện, người bệnh thường cảm thấy trống vắng, chán nản. Nếu có dấu hiệu tái sử dụng ma túy, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế điều trị bằng Methadone càng sớm càng tốt.
Chi phí điều trị ít
Chương trình điều trị Methadone được coi là hiệu quả nhất trong các biện pháp điều trị nghiện hêrôin. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có 180 ngàn người nghiện. Nếu một người sử dụng hêrôin tiêu tốn trung bình 300 ngàn/ngày, thì cả nước tiêu hết 54 tỷ đồng/ ngày và 19.710 tỷ đồng/năm. Mặt khác, đầu tư cho một cơ sở điều trị nghiện tại cộng đồng thấp hơn so với đầu tư trung tâm vì không đòi hỏi tiền đầu tư cơ sở vật chất và thuê nhân lực phục vụ việc quản lý, sinh hoạt của bệnh nhân. Điều trị Methadone còn hiệu quả hơn nhiều so với điều trị cắt cơn do khả năng tái nghiện trong 1-2 năm cao (80-90%), đồng thời duy trì được trạng thái ổn định lâu dài, dẫn đến ngừng hẳn sử dụng hêrôin. Do đó, Nhà nước tiết kiệm được hàng loạt chi phí liên quan đến pháp luật, y tế, bảo hiểm...
Đối với cộng đồng, người nghiện và gia đình, Methadone giúp tiết kiệm chi phí bắt giữ và xử lý tội phạm liên quan do bệnh nhân không phải lo kiếm đủ tiền mua ma túy nên không phát sinh hành vi trộm cắp hoặc phạm tội. Một liều thuốc Methadone uống hàng ngày chỉ khoảng 7.500 đồng. Người bệnh cũng không lệ thuộc vào heroin, sức khỏe, tâm lý ổn định trở lại, cho phép họ đi làm để có thu nhập.
Hạn chế tỷ lệ lây nhiễm HIV
Methadone được sử dụng qua đường uống, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế tại cơ sở điều trị. Tại đây, người bệnh còn được xét nghiệm HIV thường xuyên và tư vấn về các phương pháp phòng ngừa lây nhiễm. Bệnh nhân dương tính HIV được điều trị sớm làm giảm khả năng lây nhiễm cho bạn tình, vợ/chồng và cộng đồng. Theo nghiên cứu của ngành y tế, với gần 1.000 người đang điều trị tại 6 cơ sở, sau 24 tháng, số người nhiễm HIV chỉ có 4 trường hợp. Nếu không được điều trị bằng Methadone, tỷ lệ nhiễm mới trong người tiêm chích có thể là 13%, tương đương với 130 người nhiễm mới.
Ths. Bùi Văn Linh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065