Theo đại diện MCE, lý do Hà Lan chọn Bình Phước để phát triển thương hiệu điều là nhằm tập trung vào các sản phẩm có tiềm năng, thứ hạng cao của vùng trồng điều; dựa vào cam kết của chính phủ Hà Lan, tỉnh Bình Phước và tín hiệu của thị trường châu Âu; khai thác sự hợp tác của kinh tế tư nhân, hợp tác xã nông nghiệp và đầu tư nước ngoài; thích ứng với khuynh hướng hình thành liên minh bán lẻ ở châu Âu; thiết lập cầu nối Bình Phước ra thị trường điều châu Âu qua cửa ngõ Hà Lan; triển khai các bước đi của dự án, đồng hành với tỉnh xây dựng và phát triển thành công thương hiệu điều quốc tế.
Toàn cảnh buổi làm việc
MCE đề xuất dự án đầu tư có tổng số vốn 250 triệu USD, bao gồm 5 hợp phần dự án: Sản xuất dầu vỏ hạt điều tinh lọc (CNSL) cho thị trường châu Âu với diện tích nhà máy quy mô 10 ha tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng. Thiết lập trang trại trồng điều mẫu theo hướng hữu cơ, organic khoảng 190 ha để định hướng phát triển sản phẩm điều sạch xuất khẩu vừa để đánh giá khả năng phát triển mở rộng vùng nguyên liệu điều chất lượng cao tại xã Đức Liễu. Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu điều khoảng 5.000 ha có khả năng truy xuất nguồn gốc, tuân thủ các điều kiện nhập khẩu khắt khe vào thị trường châu Âu tại 2 xã Đức Liễu, Thống Nhất (Bù Đăng) và tiếp theo phát triển rộng ra Phước Long, Bù Gia Mập, Bù Đốp để đạt tổng số 200.000 ha. Cầu nối xuất khẩu các sản phẩm hạt điều đạt chuẩn theo yêu cầu vào thị trường châu Âu, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm hạt điều hữu cơ, organic, nghiên cứu xuất khẩu các phụ phẩm từ cây điều, phụ phẩm sau khi chiết xuất CNSL. Hỗ trợ tỉnh về vốn ban đầu từ MCE và các cơ quan chính phủ Hà Lan, huy động chuyên gia Hà Lan để xây dựng và phát triển thương hiệu điều Bình Phước.
Sau khi trình dự án đầu tư, MCE mong được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trước hết 2 bên sẽ ký bản ghi nhớ hợp tác phát triển và đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ cây điều tại Bình Phước.
Phía tỉnh Bình Phước đã đưa ra những khó khăn mà nông dân trồng điều gặp phải, đó là biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, giá hạt điều thấp làm giảm diện tích, có giải pháp tăng giá trị hạt điều để nâng cao đời sống người nông dân; chế biến trái điều tránh lãng phí; xây dựng thương hiệu điều...
Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thị Hằng cho biết, diện tích điều quy hoạch đến năm 2020 của Bình Phước là 200.000 ha. Tỉnh không tăng diện tích mà cần tăng năng suất, chất lượng, chế biến sâu; sản xuất ra sản phẩm hữu cơ, organic và tiến tới xây dựng thương hiệu quốc tế điều Bình Phước. Đề xuất dự án MCE mang tới tỉnh rất trông đợi. Doanh nghiệp sớm xác định vị trí đặt nhà máy để tỉnh có cơ sở chấp thuận chủ trương và thông tin về công suất nhà máy. Bình Phước mong muốn bằng kinh nghiệm và năng lực doanh nghiệp sẽ giúp tỉnh xây dựng chiến lược điều hữu cơ và thương hiệu quốc tế điều cũng như nguồn vốn ban đầu. Về bản ghi nhớ 2 bên sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện.
Hồng Cúc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065