Khi mới 17 tuổi, cha ông bị ám sát, Maurice tiếp quản vị trí thủ lĩnh của quân khởi nghĩa Hà Lan và bắt đầu bí mật đi nắm tình hình của đất nước. Sau đó, Maurice cho rằng muốn giải phóng Hà Lan là cần phải cải cách quân đội. Ông bắt đầu nghiên cứu về tổ chức quân sự của các đế chế mạnh như La Mã... Ông rút bài học “quân không cần đông chỉ cần tin” nên thành lập các tiểu đoàn với 500 quân được trang bị súng dài. Đây là thứ quân chủ lực của ông trong cuộc với người Tây Ban Nha. Để tinh thần quân đội ổn định, ông xây dựng chế độ quân lương, xây trường đào tạo sĩ quan, xây mô hình trận đánh để luyện tập binh sĩ. Ông xây dựng các chiến thuật tấn công vào trận địa pháo binh, công thành, bao vây... sự phối hợp giữa công binh với pháo binh, pháo binh với bộ binh, sự phản ứng nhanh, tính cơ động của từng đơn vị... Ông còn trang bị cho quân đội các loại vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ và đề ra kỷ luật quân đội hết sức nghiêm ngặt nhằm nâng cao sức chiến đấu cho binh lính.
Năm 1590, lợi dụng quân Tây Ban Nha tăng cường cho châu Mỹ, Maurice phát động cuộc khởi nghĩa giải phóng Hà Lan. Trong vòng 10 năm, Maurice đã giải phóng hơn một nửa đất nước. Lúc này, Maurice thực hiện hai nhiệm vụ vừa tiến đánh giải phóng toàn bộ đất nước vừa xây dựng vùng giải phóng các thành trì, phòng tuyến quân sự nhằm chuẩn bị đối phó với quân Tây Ban Nha cứu viện. Đến năm 1609, người Tây Ban Nha ký hiệp định đình chiến nhưng không chịu rút quân về nước. Maurice thấy khó đuổi người Tây Ban Nha về nước bằng thương lượng nên năm 1621 ông phát động quân đội trở lại chiến trường. Trong các chiến dịch lớn, nhỏ do Maurice chỉ huy đều giành thắng lợi vang dội. Thế nhưng, do bị bệnh gan nên đến năm 1625, Maurice qua đời khi sự nghiệp giải phóng dân tộc đang còn dang dở. Tuy nhiên, di sản của ông để lại vẫn được các thế hệ sau, người kế thừa tiếp tục noi gương giương cao ngọn cờ khởi nghĩa cho đến khi người Tây Ban Nha rút hết quân về nước.
Giới lịch sử quân sự đánh giá, Maurice là người không đi xâm lược nước khác, chỉ đương đầu với ngoại bang để giải phóng dân tộc nên tầm ảnh hưởng của ông rất lớn đối với châu Âu vào thời kỳ này. Những cải cách quân đội của ông là bài học cho các nước châu Âu trong chiến tranh, tổ chức chiến dịch. Riêng mô hình tiểu đoàn cơ động 500 người là hình mẫu lý tưởng để các nước phương Tây áp dụng khi đi xâm chiếm các nước thuộc địa. Đặc biệt, trường đào tạo sĩ quan quân đội, mô hình luyện tập của binh lính do Maurice xây dựng hiện nay vẫn được nhiều nước áp dụng trong quân đội.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065