Theo bài viết, tác giả đã có chuyến đi thực tế bằng thuyền ra Lý Sơn, quần đảo ngoài khơi cách tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam khoảng 30km, cách quần đảo Hoàng Sa hơn 220km.
Trên thuyền, nhà khoa học biển-tiến sỹ Chu Mạnh Trinh chia đã sẻ về nhu cầu bức thiết cần phải kêu gọi tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông cùng tham gia giải quyết vấn đề suy thoái môi trường biển và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời hợp tác với các nhà khoa học.
Tiến sỹ Trinh cho biết: “Các rạn san hô khỏe mạnh tại Cù Lao Chàm được bảo vệ, đây cũng là những trung tâm phân phối dinh dưỡng quan trọng cho biển cả, đồng thời là nơi để các loài cá tìm đến sinh đẻ.”
Cựu sinh viên Fulbright Chu Mạnh Trinh dự định sẽ áp dụng mô hình bảo tồn tương tự như Cù Lao Chàm ngay tại đảo Lý Sơn. Ông đang lên kế hoạch làm việc với các đối tác nhằm xây dựng một công viên sinh thái trong đó có một khu vực bảo tồn biển.
Kể từ khi được hình thành cùng với bao đổi thay do các lớp nham thạch phun trào từ 10 triệu năm trước, giờ đây hòn đảo đang đứng trước cơ hội được UNESCO công nhận là công viên sinh thái toàn cầu.
Mục đích của việc xây dựng công viên sinh thái là nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển và các di sản văn hóa. Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mảnh vỡ gốm sứ và đá tạc tượng có nguồn gốc từ thế kỷ 18, cách đảo Lý Sơn khoảng 3km.
Do Trung Quốc không ngừng tiến hành các hoạt động bắt bớ tàu cá và sách nhiễu ngư dân Lý Sơn, hòn đảo núi lửa này đã trở thành biểu tượng lịch sử cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước và là điểm các du khách trong nước tìm đến thể hiện tinh thần đoàn kết với người dân trên đảo, những người đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lịch sử của đất nước.
Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% vùng biển quốc tế và tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn vì mục đích quân sự đã làm thay đổi diện mạo Việt Nam. Với tư cách là quốc gia hướng ra biển, khi tới Việt Nam, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các câu chuyện kể về các ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Đường bờ biển hình chữ S của Việt Nam kéo dài hơn 3.500km và khoảng 80% dân số Việt Nam cư ngụ dọc theo bờ biển. Ngoài khơi có hàng nghìn loài san hô, cỏ biển và các hệ sinh thái tại khu vực nước nông đang nhanh chóng bị hủy hoại và chôn vùi do Trung Quốc tăng cường thực thi các tuyên bố chủ quyền tại khu vực. Các dự án tôn tạo cũng làm sói mòn sự kết nối sinh thái giữa quần đảo Trường Sa và Biển Đông, đồng thời làm suy giảm lượng dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống cho các hệ sinh thái tại đây.
Trong phỏng vấn mới đây với tiến sỹ Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, về tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác vì phát triển bền vững, đặc biệt là trong vấn đề thích nghi với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước vốn được xác định là các vấn đề cấp bách đồng thời là động lực của sự phát triển bền vững trong mỗi quốc gia và trên toàn khu vực; ông Ngọc cho biết, “Các rạn san hô ở Trường Sa đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học và các loài cá. Thật thất vọng là việc Trung Quốc tiếp tục nạo vét và xây dựng đã và đang hủy diệt những nơi cư trú quan trọng nhất của các loài sinh vật biển, làm gia tăng suy giảm môi trường sinh thái tại khu vực.”
Đối với Lý Sơn, các vấn đề nổi bật là việc tiếp cận các ngư trường, tái tạo các di sản văn hóa và tưởng niệm lịch sử và sự hy sinh tại quần đảo Hoàng Sa.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến các tuyên bố chủ quyền tại khu vực giàu tiềm năng về năng lượng, có tuyến đường biển huyết mạch đi qua với khối lượng hàng chung chuyển mỗi năm lên đến 5.000 tỷ USD, Việt Nam đã không ngừng chứng minh các quyền lịch sử đối với vùng biển thông qua các câu chuyện, tài liệu, hiện vật phản ánh về các hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.
Khoảng 20.000 dân sống trên Lý Sơn chủ yếu làm nghề đánh cá và trồng tỏi. Tuy nhiên đánh cá là nghề có từ lâu đời. Hiện đảo này có khoảng 400 tàu thuyền đánh cá trong đó có nhiều chiếc có thể đánh bắt xa bờ. Hàng ngày, những ngư dân này đều nhận thức được rằng khi đánh cá ở khơi xa, họ có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các gia đình, từ khi những người chồng, người cha và con trai của họ đánh cá trên những chiếc tàu gỗ truyền thống bị tàu Trung Quốc đâm chìm, họ ngày càng chăm đến viếng tượng đài “Đội Hoàng Sa Kiêm Quản Bắc Hải.”
Một ngư dân thuộc thế hệ thứ 4 cho biết mỗi khi anh cho thuyền ra khơi là mỗi lần đối mặt với hiểm nguy, tuy nhiên anh tin rằng biển là của tất cả mọi người và Hoàng Sa là một phần trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Không lâu sau khi Nhà Nguyễn được thành lập, kể từ thế kỷ 17, những người đứng đầu Triều Nguyễn đã nỗ lực củng cố chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Hải đội Hoàng Sa, Trường Sa ra đời. Việt Nam đã sử dụng những tài liệu, hiện vật, thơ ca và các câu chuyện viết về lòng yêu nước của những thủy thủ Việt Nam đã hy sinh thân mình bảo vệ đảo nhằm chứng minh cho các tuyên bố chủ quyền tại các quần đảo này.
Những luận giải này xuất phát từ việc Đội Hoàng Sa được thành lập gồm 70 thủy thủ được lựa chọn từ xã An Vĩnh (Lý Sơn) và vào tháng Ba hàng năm, họ đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa để thu thập hải vật, đo đạc các tuyến hải trình và khẳng định chủ quyền thuộc Việt Nam.
Cụ Võ Hiển Đạt, 86 tuổi, người được xem là linh hồn của Lý Sơn, đã tận tâm nghiên cứu về lịch sử Lý Sơn và các tuyên bố chủ quyền tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa viết “Công đức trọng vô biên, sơ khai dựng xây miền đảo Lý/Tinh thần cao chí cực, kế tục dải Hoàng Sa.”
Lý Sơn được coi là bảo tàng sống về Hoàng Sa. Tại đây có chùa Vĩnh Ân thờ tổ tiên những người khai phá ra mảnh đất này từ bốn thế kỷ trước. Bảo tàng trên đảo cũng trưng bày hơn 1.000 tài liệu, ảnh và các chế tác liên quan đến các đội Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc bảo tàng tin rằng những xung đột hiện nay tại Biển Đông đã khích lệ tinh thần yêu nước trong lòng người Việt. Ngày càng nhiều người Việt Nam thể hiện tình cảm đối với các ngư trường tổ tiên để lại tại khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong các câu chuyện với người dân đảo Lý Sơn, họ rất tự hào về việc tổ tiên của họ đã khám phá ra Hoàng Sa. Năm 2001, các xung đột về quyền đánh bắt cá tại Hoàng Sa gia tăng. Trung Quốc lần đầu tiên ngăn cản không cho ngư dân Lý Sơn tiếp cận ngư trường truyền thống của tổ tiên người dân Lý Sơn với lý do đây là ngư trường của tổ tiên người Trung Quốc, đồng thời đơn phương ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa.
Giáo sư Edyta Roszko, nhà nhân học của trường Đại học Durham, khi nghiên cứu về Lý Sơn viết trong nhận thức của người dân Lý Sơn về lãnh thổ của quốc gia, đường biên giới Việt Nam xuất phát từ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho Lý Sơn trở thành một trung tâm thực sự thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả đất và biển.
Để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam đã tổ chức chiến dịch bảo vệ "đất tổ" ở Biển Đông. Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn Lý Sơn làm địa điểm tổ chức các cuộc triển lãm quốc gia về bản đồ lịch sử Việt Nam và Trung Quốc với chủ đề “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam - bằng chứng pháp lý và lịch sử".
Việt Nam cũng đã tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các khẩu hiệu “Việt Nam là quốc gia biển,” “Đảo là nhà, biển cả là quê hương,” “Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam” và “mỗi người Việt Nam là một công dân của biển.”
Theo ông Võ Minh Tuấn, người dân trên đảo tin tưởng Việt Nam là quốc gia biển có bề rày lịch sử tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn các câu khẩu hiệu này đề tăng cường nhận thức cho người dân về chủ quyền của Việt Nam tạ Biển Đông”, ông Tuấn khẳng định.
Mới đây, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, cũng vừa công bố cuộc thi phim ảnh cấp quốc gia lần thứ 6 về chủ đề môi trường. Cuộc thi đã tôn vinh các cá nhân, tổ chức làm các bộ phim có chất lượng về vấn đề môi trường góp phần khuyến khích và giáo dục người dân bảo vệ môi trường.
Theo tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, khoảng 85% ngư dân trên thế giới tập trung tại châu Á, nhất là tại Biển Đông, tăng từ mức 77% năm 1970. Trung Quốc là quốc gia có đông ngư dân nhất, tiếp theo là Việt Nam, Indonesia và Philippines. Tại khu vực có khoảng 31 triệu người làm nghề liên quan đến ngư nghiệp, đánh bắt cá.
Bên cạnh đó, gần 1 tỷ người trên thế giới sống dựa vào nguồn lương thực từ biển. Tuy nhiên, nguồn hải sản đang bị suy giảm một cách có hệ thống. Trong nghiên cứu về đại dương gần đây của ông Johan Bergenas, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Stimson, cho biết các nước như Trung Quốc lo ngại rằng sự thiếu hụt nguồn hải sản có thể gây ra bất ổn xã hội trong bối cảnh dân số ngày càng tăng.
Những câu khẩu hiệu, bản đồ, tài liệu, sách cổ đều có tác dụng chứng minh các tuyên bố chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại biển Đông. Tuy nhiên còn có một điều rõ ràng nữa là cả nước Việt Nam đang hướng về biển Đông, đặc biệt là Lý Sơn.
Những nguồn tài nguyên bền vững này hiện đang bị đe dọa. Ông Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Biển và Hải đảo khẳng định môi trường Biển Đông đang bị xuống cấp nghiêm trọng do các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên bừa bãi. “Tranh chấp lãnh thổ đang làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn và đường chín đoạn của Trung Quốc cũng tạo ra tranh chấp trong nghề đánh cá đồng thời làm giảm các nguồi tài nguyên biển,” ông Ca cho biết.
Các nhà khoa học về môi trường còn cho rằng căng thẳng tại biển Đông gia tăng sẽ làm gia tăng các nguy cơ nguy hiểm, đe dọa tới các tuyến đường thủy chiến lược vào bậc nhất trên thế giới đi qua khu vực.
Bảo vệ môi trường sinh thái biển là vấn đề toàn cầu, sự bền vững của đại dương là vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người. Những thách thức đối với hệ sinh thái biển mong manh và có quan hệ hữu cơ với nhau, chúng bao gồm biến đổi khí hậu, các hoạt động hủy hoại và tàn phá hệ sinh thái biển, sự mất đa dạng sinh học, và sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do bị khai thác quá mức.
Theo các nhà khoa học biển, việc quy hoạch quản lý công viên biển một cách cẩn thận sẽ giúp bào tồn các loài sinh vật và san hô biển đang bị suy giảm.
Tiến sỹ John McManus cùng một số học giả cho rằng, việc xây dựng công viên hòa bình quốc tế tại Biển Đông sẽ giúp quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm giảm căng thẳng trong khu vực thông qua việc giữ nguyên trạng và thực hiện các hành động mang tính xây dựng.
Nguồn TTXVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065