Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1919), vào năm 1930, Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên hiệp quốc đã triệu tập hội nghị quốc tế về Luật Biển đầu tiên tại thành phố La Haye (tiếng Anh: The Hague; tiếng Hà Lan: Den Haag) của Hà Lan. Hội nghị đã thừa nhận chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải và quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, nhưng không thống nhất được chiều rộng lãnh hải.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Hoa Kỳ khẳng định quyền bảo vệ nghề cá ở ngoài lãnh hải. đặc biệt là Tuyên bố Truman (1945) đã khẳng định chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa của mình mà theo quan niệm lúc bấy giờ thì giới hạn của thềm lục địa kết thúc ở nơi có độ sâu 200m nước. Nhiều quốc gia ven biển theo chân Hoa Kỳ đã tuyên bố chủ quyền đối với tài nguyên thềm lục địa của họ và tình hình đó đã tạo ra một vấn đề mới của Luật Biển quốc tế. Một số nước Nam Mỹ như Peru, Chile, Ecuador không có thềm lục địa tự nhiên nên đã đòi hỏi mở vùng biển rộng đến 200 hải lý.
Năm 1958, để giải quyết tình trạng nói trên, Liên hiệp quốc đã triệu tập hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất tại Genève (phiên âm tiếng Việt: Giơ-ne-vơ; tiếng Anh: Geneva) có 86 nước tham dự. Hội nghị này đã thông qua được 4 công ước quốc tế về Luật Biển: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật; Công ước về thềm lục địa; Công ước về biển cả. Tuy nhiên một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết: Chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua eo biển quốc tế, giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.
Năm 1960, cũng tại Genève, Liên hiệp quốc lại triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ 2 để giải quyết những tồn tại nói trên. Nhưng hội nghị này cũng chưa đi đến kết quả.
Năm 1973, Liên hiệp quốc lại triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ 3 để tiếp tục thảo luận và thông qua Công ước Luật Biển mới.
T.S
(Theo tài liệu tuyên truyền pháp luật về biển đảo Luật Biển Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065