Chiều 15-3, tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), chuyên gia độc lập về các vấn đề của người thiểu số, bà Gay McDougall, đã trình bày kết quả chuyến thăm Việt Nam tháng 7-2010 vừa qua.
Bà Gay McDougall cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời và hợp tác chặt chẽ với bà trong chuyến thăm Việt Nam; đánh giá cao việc Việt Nam coi cộng đồng các dân tộc ít người là bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam.
Bà hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực, nhất là nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh.
Bà cho rằng Việt Nam đã có các kinh nghiệm tốt về xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, bà thừa nhận mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song Việt Nam còn phải đối phó với nhiều thách thức như vấn đề đời sống của đồng bào thiểu số còn khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tạo thêm việc làm cho người lao động ở các vùng người dân tộc thiểu số sinh sống.
Trong phát biểu thảo luận, Đại sứ Vũ Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, nhấn mạnh trên tinh thần đối thoại và hợp tác, Chính phủ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chuyến thăm Việt Nam của bà chuyên gia đạt kết quả tốt, coi đây là cơ hội để Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế nhìn lại những công việc Chính phủ Việt Nam đã và đang làm vì lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đại sứ khẳng định việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số, nhất là quyền phát triển, luôn là ưu tiên cao của Việt Nam, thể hiện trong luật pháp, chính sách, các chương trình quốc gia và Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, tạo việc làm, giữ gìn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Đại sứ cho rằng đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, mặt khác do nguồn lực còn hạn chế của một nước đang phát triển nên Việt Nam vẫn còn khó khăn trong việc đảm bảo đầy đủ các quyền cho mọi người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại sứ nêu rõ 54 dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng chung sống hòa bình và hỗ trợ lẫn nhau; Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cao nhất để nâng cao đời sống và đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước và Liên hợp quốc về vấn đề này.
Đại biểu nhiều nước đã đánh giá cao kết quả chuyến thăm Việt Nam của chuyên gia độc lập cũng như tinh thần đối thoại và hợp tác xây dựng của Chính phủ Việt Nam đối với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
Bà Gay McDougall cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời và hợp tác chặt chẽ với bà trong chuyến thăm Việt Nam; đánh giá cao việc Việt Nam coi cộng đồng các dân tộc ít người là bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam.
Bà hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực, nhất là nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh.
Bà cho rằng Việt Nam đã có các kinh nghiệm tốt về xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, bà thừa nhận mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song Việt Nam còn phải đối phó với nhiều thách thức như vấn đề đời sống của đồng bào thiểu số còn khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tạo thêm việc làm cho người lao động ở các vùng người dân tộc thiểu số sinh sống.
Trong phát biểu thảo luận, Đại sứ Vũ Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, nhấn mạnh trên tinh thần đối thoại và hợp tác, Chính phủ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chuyến thăm Việt Nam của bà chuyên gia đạt kết quả tốt, coi đây là cơ hội để Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế nhìn lại những công việc Chính phủ Việt Nam đã và đang làm vì lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đại sứ khẳng định việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số, nhất là quyền phát triển, luôn là ưu tiên cao của Việt Nam, thể hiện trong luật pháp, chính sách, các chương trình quốc gia và Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, tạo việc làm, giữ gìn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Đại sứ cho rằng đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, mặt khác do nguồn lực còn hạn chế của một nước đang phát triển nên Việt Nam vẫn còn khó khăn trong việc đảm bảo đầy đủ các quyền cho mọi người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại sứ nêu rõ 54 dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng chung sống hòa bình và hỗ trợ lẫn nhau; Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cao nhất để nâng cao đời sống và đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước và Liên hợp quốc về vấn đề này.
Đại biểu nhiều nước đã đánh giá cao kết quả chuyến thăm Việt Nam của chuyên gia độc lập cũng như tinh thần đối thoại và hợp tác xây dựng của Chính phủ Việt Nam đối với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.