Quốc hội góp ý luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi: “Lãng phí hiện nay ở nước ta không kém gì với tham nhũng nhưng chế tài, quy trách nhiệm cho người đứng đầu trong luật không chặt chẽ”, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận) nêu quan điểm thảo luận luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi của QH sáng nay (18-6).
Cùng đánh giá đó, hầu như các ĐB phát biểu đều đề nghị luật có chế tài xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan để lãng phí, lãng phí nhiều có thể là tham nhũng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
ĐB Nguyễn Xuân Thủy cho rằng nhiều trường hợp lãng phí có nguyên nhân do việc đưa ra các quyết định đầu tư dự án, mua máy móc của người đứng đầu, cơ quan tổ chức không phù hợp, không đúng, dàn trải.
“Vì vậy, cần chế tài xử lý nghiêm minh, phù hợp; quy định người đứng đầu chịu trách nhiệm, quản lý và sử dụng đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ”, ĐB Thủy nói.
|
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) và nhiều ĐB khác nhận định điểm nghẽn then chốt trong luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay là “định mức chế độ, tiêu chuẩn”.
Theo các ĐB phân tích, “định mức chế độ, tiêu chuẩn” chính là trọng tâm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; là khung để đánh giá lãng phí hay không lãng phí.
|
Qua đó, ĐB Nguyễn Mạnh Cường đề nghị: “Luật phải bổ sung, có giải pháp cụ thể để giải quyết định nghẽn then chốt là “định mức chế độ, tiêu chuẩn”. Mà định mức này phải sát thực tiễn, chứ không sát thực tiễn, không phù hợp thì lại gây lãng phí”.
“Nếu lãng phí ít thì xử lý hành chính, còn lãng phí nhiều là tham nhũng, phải có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự”, ĐB Trần Văn Tấn (Tiền Giang) phát biểu.
Vì vậy, theo ĐB Tấn cần có quy định hành vi, mức độ lãng phí để có chế tài xử lý.
“Phải xem xét và có chế tài xử phạt nghiêm với định mức này”, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) góp ý.
“Hiện chỉ có kiểm toán, kho bạc phát hiện ra lãng phí nhưng nhiều lúc kho bạc, kiểm toán cũng xuê xoa. Quý vị cứ lấy số tiền hằng năm các đơn vị phải nộp lại do kho bạc, kiểm toán phát hiện ra thì tôi nghĩ con số đó cũng chỉ mới là một nửa; còn một nửa cũng giống như vậy lãng phí đã được “xuê xoa”, ĐB Thạch nói.
Bên cạnh đó, một số ĐB có ý kiến rằng phạm vi điều chỉnh của luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chỉ nên trong phạm vi Nhà nước (quản lý, sử dụng vốn, ngân sách nhà nước, tài sản - tài chính công,…), không quy định điều chỉnh trong phạm vi doanh nghiệp tư nhân, cá nhân vì như vậy là không khả thi.
(Theo TNO)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065