Điều 22, Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng quy định “đảng ủy, chi ủy cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần... Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần”. Thế nhưng trên thực tế, không ít cấp ủy, chi bộ có khi 3-4 tháng mới họp một lần... Nội dung cuộc họp nhìn chung còn nghèo nàn và không đúng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Thậm chí, một số chi bộ có nội dung sinh hoạt hàng tháng “đơn giản, gọn nhẹ” đến mức chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 phút! Nội dung tự phê bình và phê bình thường chỉ diễn ra ở cuộc họp đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm. Cán bộ, đảng viên tự phê bình còn rất chung chung, nêu lên rất nhiều ưu điểm của bản thân. Còn mặt hạn chế, khuyết điểm thì chỉ có vài câu chiếu lệ. Phải chăng lâu nay, trong việc tự phê bình và phê bình ai cũng tự nhận ưu điểm là của mình; khuyết điểm, hạn chế là của người khác!? Bên cạnh đó, vì cố tình giấu giếm khuyết điểm, không muốn “vạch áo cho người xem lưng” và tâm lý ngại đụng chạm, “im lặng là vàng”, “dĩ hòa vi quý”... đã trở thành lực cản làm giảm hiệu quả của tự phê bình và phê bình.
Thực trạng đó dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng bị giảm sút. Một bộ phận cán bộ, đảng viên tự bằng lòng, thỏa mãn với bản thân nên thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... dẫn đến vi phạm nguyên tắc, Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm và vi phạm pháp luật. Đã có nhiều bài học trong công tác quản lý, đánh giá cán bộ, đảng viên. Có một số đồng chí lãnh đạo, quản lý hầu như năm nào cũng được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng thực chất còn rất nhiều khuyết điểm, tham nhũng, lãng phí, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật... Đến khi báo chí và dư luận lên tiếng thì các cơ quan thanh, kiểm tra vào cuộc mới “lòi” ra.
Xét đến cùng, tự phê bình và phê bình giúp tổ chức đảng và bản thân mỗi cán bộ, đảng viên tự soi lại mình để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Để thực hiện tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thực, thẳng thắn, vị tha, đức độ, mình vì mọi người. Bản thân người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thật sự cầu thị và gương mẫu thực hiện trước. Đồng thời phát huy dân chủ trong Đảng, kết hợp lắng nghe, tập hợp ý kiến góp ý của quần chúng thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp góp ý xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Không biến các buổi sinh hoạt tự phê bình và phê bình thành “sân khấu” để tung hứng, nịnh nọt lẫn nhau hoặc lợi dụng phê bình để bè phái, đấu đá, đả kích, hạ bệ nhau vì tư lợi, tư thù cá nhân.
Ngọc Ngân
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065