Chắc chắn nguyên nhân dẫn đến cái chết của đại úy Phạm Văn Mạnh sẽ được công an làm rõ, song ngay sau khi vụ việc xảy ra, có người cho rằng kẻ thủ ác đã nhầm lẫn anh Mạnh với ai đó hoặc anh Mạnh bị đồng bọn của bọn trộm chó ra tay sát hại. Nhưng dù lý do nào đi nữa thì đây cũng là một minh chứng cho việc cái ác hiện đang lộng hành. Mấy năm trước, vụ án Lê Văn Luyện (Bắc Giang) đột nhập vào một tiệm vàng và giết chết 3 người, làm trọng thương 1 người. Hồ Duy Trúc (Bình Thuận) chặt tay cô gái để cướp xe SH ở TP. Hồ Chí Minh... Hay vụ con dâu giận chồng rồi thuê 3 nhóm giang hồ đến xử nhà chồng ở Hải Dương. Hoặc vụ đốt nhà giết người vì bị ngăn cấm yêu ở Vĩnh Long... đó là những cái ác không thể dung tha. Bên cạnh đó, tình trạng thanh niên mới lớn “nói chuyện” với nhau bằng chém, chặt, phang bằng dao, rựa, mã tấu... là chuyện không hiếm. Nữ sinh cũng xử nhau vì lý do rất trời ơi như nhìn thấy tức mắt, thấy ghét, thấy có bạn trai phong độ hơn. Bình Phước không ngoại lệ, các vụ trộm cướp, giết người vì những lý do không đáng có đã xảy ra không ít.
Vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế của đất nước đang phát triển với tốc độ cao, văn hóa và môi trường không ngừng được cải thiện, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, xã hội đang ngày một văn minh hơn... nhưng vì sao cái ác, cái xấu vẫn còn tồn tại... Có người cho rằng, mặt trái của cơ chế thị trường đã làm thay đổi nếp sống, cách nghĩ của một bộ phận bạn trẻ thực dụng. Bên cạnh đó là làm sự giáo dục của cha mẹ với con cái đã bị buông lỏng. Nhiều gia đình ly tán vì kinh tế, vì lối sống ích kỷ, vì mâu thuẫn cá nhân... dẫn đến nền móng đạo đức gia đình bị lung lay. Đồng thời, bạo lực gia đình cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh cái ác trong suy nghĩ và hành động của con trẻ. Hệ thống giáo dục hiện đang mang nặng về dạy chữ, phương pháp giáo dục lạc hậu, không giúp thêm gì cho gia đình trong việc vá lỗ hổng giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong khi đó, truyền thống văn hóa bị bào mòn, bị lai căng, môi trường sống bị đe dọa bởi lối sống hưởng thụ, thực dụng, bạo lực từ phương Tây qua phim ảnh, internet đã bào mòn ý thức cộng đồng, đạo đức xã hội làm cho cái ác ngày càng gia tăng. Ngoài ra, pháp luật ở nước ta hiện đang mang nặng tính giáo dục nên việc xử phạt còn nhẹ chưa đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi phạm pháp...
Do vậy, hơn bao giờ hết các nhà làm luật, các nhà quản lý cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn các yếu tố tác động đến con người nhằm triệt tiêu cái ác hoàn thiện nhân cách của con người. Đặc biệt là việc sửa đổi Bộ luật Hình sự phải được tiến hành trên góc độ xử phạt nghiêm minh, phải đặt nặng vấn đề xử phạt, cải tạo các hành vi vi phạm đủ sức răn đe cái ác.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065