Ngày 27-5-2013, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước thảo luận tại tổ đại biểu số 17 cùng các đoàn: Hà Giang, Hậu Giang và Ninh Bình.
Theo báo cáo của Ủy ban soạn thảo, đến nay, có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức.
Đại biểu Ngô Xuân Lịch phát biểu thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Tại buổi thảo luận, các ý kiến phát biểu đều nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu mở cửa và hội nhập quốc tế. Về kỹ thuật lập hiến, nhiều đại biểu cho rằng, Hiến pháp là đạo luật gốc, vì vậy ngôn từ cần ngắn gọn, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp nhân dân, các quy định không được mập mờ hoặc quá hàn lâm. Bên cạnh đó, các quy định của Hiến pháp phải có tính khả thi cao, không nên sử dụng quá nhiều quy định có những cụm từ “theo quy định của luật” hoặc “do pháp luật quy định” vì sẽ làm giảm hiệu lực tối cao đối với các quy định của Hiến pháp. Về các quy định tại Điều 4, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình cao việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, tán thành bổ sung quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Tham gia thảo luận tại tổ, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đã có nhiều ý kiến đóng góp về lời nói đầu và nhiều nội dung quan trọng trong bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi như: đề nghị giữ nguyên tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cảnh giác với các âm mưu chống phá nhà nước của các thế lực thù địch lợi dụng sửa đổi Hiến Pháp để phi chính trị hóa quân sự, loại bỏ điều 4 khỏi Hiến pháp. Đồng thời, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ quy định về chính quyền địa phương. Hiện nay, việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện chưa được tổng kết và báo cáo Quốc hội. Hiến pháp quy định thế nào về bộ máy nhà nước, nhất là chính quyền địa phương. Ủy ban soạn thảo phải có báo cáo riêng về vấn đề này với đại biểu Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp trong các kỳ họp tới.
Theo chương trình nghị sự của kỳ họp, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 còn tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào ngày 3-6-2013.
Vũ Ngọc Long
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065