Techcombank tung ra gói tín dụng tiêu dùng quy mô tới 4.000 tỷ đồng tài trợ cho khách hàng cá nhân vay vốn mua bất động sản, mua ô tô, vay tiêu dùng, vay xây sửa nhà và vay hộ kinh doanh triển khai từ ngày 8-7 vừa qua.
Hội thảo “Tài chính tiêu dùng - cơ hội và thách thức tại thị trường Việt Nam” mới đây, tín dụng tiêu dùng đã được nhìn nhận như một giải pháp góp phần tích cực vào khả năng phục hồi của nền kinh tế, một yêu cầu cần tập trung thúc đẩy.
Thay đổi cách nhìn
Theo bà Nguyễn Thu Hà, nguyên Phó tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank, đến cuối năm 2012 dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam mới chỉ ở khoảng 230.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 8% tổng dư nợ. Nếu bóc tách 83% trong số đó là cho vay bất động sản, tỷ trọng tiêu dùng thực sự gắn với số đông người dân là rất nhỏ.
Trong quá khứ, tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam từng trải qua giai đoạn “đóng băng”, như cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu nhen lên và lan rộng. Cơ chế áp trần lãi suất cho vay đã hạn chế cơ hội vay vốn của các cá nhân.
Thậm chí, tháng 12/2008, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, trong chương trình Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ, Nhóm công tác Ngân hàng đã từng quan ngại rằng, trần lãi suất sẽ làm thui chột ngành tín dụng tiêu dùng còn non trẻ của Việt Nam trước khi nó đạt đến một khối lượng đủ lớn.
Rồi trần lãi suất cho vay được gỡ bỏ. Nhưng phải đến năm 2012 - 2013 tín dụng tiêu dùng mới thực sự trở lại. Tuy nhiên, nó vẫn chưa có được vị trí danh dự trong hướng ưu tiên chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hiện nay.
Rõ ràng, vai trò của tín dụng tiêu dùng cần được nhìn nhận rõ hơn. Thúc đẩy nó là thị trường tiêu thụ, giúp tăng trưởng kinh tế, kích thích việc làm và đầu ra cho sản phẩm dịch vụ. Kết nối được mối quan hệ giữa nguồn vốn tín dụng, sản xuất với tiêu dùng sẽ tạo vòng quay nhanh hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh tế.
Phát triển tín dụng tiêu dùng một cách hợp lý không những góp phần kích cầu, hỗ trợ thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn giảm thiểu những hiệu ứng tiêu cực liên quan trong xã hội.
Lực đẩy đang mạnh lên
Theo bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân Ngân hàng Techcombank, đây là thời điểm thuận lợi để các nhà băng tăng cường giải ngân, khi nguồn vốn khả dụng nói chung dồi dào, lãi suất cho vay đã giảm thấp và đặc biệt là giá nhà đất, ôtô (nhóm nhu cầu chính của tín dụng tiêu dùng) đã có những điều chỉnh cần thiết để gần hơn với khả năng tiếp cận của nhiều người…
Trên cơ sở này, Techcombank tung ra gói tín dụng tiêu dùng quy mô tới 4.000 tỷ đồng tài trợ cho khách hàng cá nhân vay vốn mua bất động sản, mua ôtô, vay tiêu dùng, vay xây sửa nhà và vay hộ kinh doanh triển khai từ ngày 8/7 vừa qua.
Đáng chú ý, chương trình này áp dụng mức lãi suất hấp dẫn nhất trên thị trường - chỉ 5,99%/ năm trong 1 - 6 tháng đầu, tùy từng kỳ hạn khoản vay, cùng với ưu đãi thanh toán gốc và lãi linh hoạt.
Tiếp theo, ngân hàng cam kết giảm tối đa 1%/ năm lãi suất cho suốt kỳ vay so với mặt bằng lãi suất trên thị trường. Khách hàng tham gia chương trình được ưu đãi lựa chọn không phải trả nợ gốc năm đầu hoặc tháng 2 hàng năm.
Bằng cách này, khách hàng tránh được áp lực sau khi dồn sức cho một kế hoạch tài chính lớn hoặc sau tháng cao điểm chi tiêu trong năm. Thêm vào đó, khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả gốc tăng dần hoặc giảm dần phù hợp với kế hoạch thu nhập của gia đình.
Sau loạt triển khai các gói ưu đãi của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là những gói quy mô lớn như 4.000 tỷ đồng của Techcombank, dự kiến dư nợ tín dụng tiêu dùng từ nay đến cuối năm sẽ tăng trưởng mạnh hơn, góp phần vào cải thiện tốc độ tăng trưởng tín dụng chung. Quan trọng hơn, với bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, đây là một dòng chảy góp phần kích cầu một cách trực tiếp nhất.
Nguồn VnEconomy, Techcombank
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065