Theo thông tư này quy định các DN không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào DN khác. Các DN cần phải sử dụng các hình thức khác như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các hình thức thanh toán nói trên cũng được áp dụng với các DN không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau. Thông tư cũng quy định không sử dụng tiền mặt đối với các giao dịch này. Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về DN. DN có hành vi vi phạm khi thực hiện các giao dịch tài chính quy định tại thông tư này sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Cho đến nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về thị phần thanh toán bằng tiền mặt. Tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều DN Việt Nam. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu hủy, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu.
Chính vì vậy, Thông tư số 09/2015/TT-BTC ra đời đã nhận được sự đồng tình của dư luận và điều này cho thấy Bộ Tài chính đã ghi nhận tầm quan trọng của việc hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và vay trả nợ. Bởi thanh toán bằng tiền mặt gây lãng phí nhiều cho ngân sách nhà nước và xã hội, vì tiền được in bằng loại giấy đặc biệt với công nghệ cao... Và tác động tiêu cực hơn mà khó có thể đo đếm được đó là tình trạng buôn gian bán lận, trốn thuế, tham nhũng, tiêu cực phát sinh. Hơn nữa, không kiểm soát được chính xác thu nhập để thực thi Luật thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao.
Quan trọng hơn, rửa tiền vốn gây nguy hại không chỉ cho nền kinh tế mà còn cả an ninh chính trị của đất nước. Với một nền kinh tế tiền mặt thì “tiền bẩn” của buôn lậu, buôn ma túy và nhất là của tham nhũng thành “tiền sạch” là việc quá dễ dàng. Bởi chỉ cần dùng “tiền bẩn” mua nhà, mua đất rồi sau đó mang bán lại là thành “tiền sạch” mà không cần phải “rửa” qua các ngân hàng. Nhìn xa hơn nữa thì không thể chống tham nhũng nếu cứ tồn tại mãi một nền kinh tế tiền mặt như hiện nay. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều tiền mặt cũng gây ra tình trạng tiền giả. Tất cả đối tượng lưu manh sẵn sàng in, tiêu thụ tiền giả trong khi kiến thức về tiền giả của người dân còn hạn chế và cơ hội thực hiện hành vi phạm tội vẫn còn dễ dàng.
Vì vậy, đây là một điểm mới trong chính sách tài chính tiền tệ của nước ta. Việc Thông tư số 09/2015/TT-BTC ra đời cho thấy Bộ Tài chính đã ghi nhận tầm quan trọng của việc hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và vay trả nợ. Tuy nhiên, để chính sách này thực sự có hiệu quả thì ngoài việc xây dựng một thói quen trong người dân, ngành tài chính, ngân hàng cần phải ban hành các chính sách phù hợp để việc thanh toán không dùng tiền mặt mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều phía, nhất là đối với người dân.
K.A
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065