>> Hợp đồng chuyển nhượng đất cần được công chứng
Điều 57 trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là những quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tại các Điểm, a và Điểm g của Khoản 1, điều này có quy định như sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong các trường hợp sau đây: a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;…g) Cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất này cần chuyển giao cho Chính phủ. Vì trước tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, an ninh lương thực đang là vấn đề cần được quan tâm. Do đó, nếu thẩm quyền này được giao cho UBND cấp tỉnh thì vì lợi ích địa phương sẽ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch đất nông nghiệp của từng địa phương, từ đó làm ảnh hưởng chung đến đất trồng lúa của cả nước.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 197 trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, với nội dung như sau: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 96 của luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
3. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 2 điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là đúng, phù hợp và thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại cho người có thẩm quyền cũng như cơ quan chuyên môn và người khiếu nại. Tuy nhiên, ở Điểm a, Khoản 2 của điều này cần được nghiên cứu kỹ để chỉnh sửa cho phù hợp. Riêng tôi đề xuất ý kiến là điểm a, Khoản 2 cần được sử đổi theo hướng không nên quy định việc giải quyết khiếu nại tiếp theo sau UBND cấp huyện là của UBND cấp tỉnh. Vì đối với vụ việc tranh chấp đất đai thì cả 2 bên đương sự đều đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cho nên đa số các quyết định giải quyết tranh chấp của cấp huyện thường bị khiếu nại lên cấp tỉnh. Và nếu quy định như dự thảo, thì việc thụ lý giải quyết tiếp sẽ thực hiện theo quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, dẫn đến vụ việc kéo dài, phức tạp.
Do đó, theo tôi thì chỉ nên quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND cấp huyện thì khởi kiện để cơ quan tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Có quy định như vậy thì mới tránh được vụ việc bị kéo dài, phát sinh phức tạp, lãng phí công sức của cả người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại. Và tôi đề nghị viết lại khoản này như sau: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết này thì có quyền khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Tương tự như trên, ở điểm b, Khoản 2 cũng có quy định nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì này thì có quyền khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Xuất phát từ quan điểm giải quyết khiếu nại như ở Điểm a trong Khoản 2 của điều này, tôi đề xuất bỏ quy định Chủ tịch UBND tỉnh là người giải quyết sau cùng, mà nên quy định Chủ tịch UBND cấp huyện là người giải quyết sau cùng đối với khiếu nại về đất đai. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra tòa án.
Ngoài ra, đối với Điều 197, tôi đề xuất cần bổ sung thêm các quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục khởi kiện quyết định giải quyết về tranh chấp đất đai. Nếu không quy định cụ thể về chế tài này, thì vô tình luật đã tạo ra kẽ hở để cá nhân có thẩm quyền dây dưa kéo dài vụ việc, làm thiệt hại công sức, tốn kém thời gian và tiền bạc của người dân.
Văn Minh (Đồng Phú)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065