Theo đó, có đến hơn 330 bài thi của 114 thí sinh được điều chỉnh tăng điểm. Nhiều thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có thí sinh được làm tăng tổng điểm lên đến 29,95 điểm; được nâng cả 3 môn. Vậy là từ học sinh không đậu tốt nghiệp nhưng chỉ sau 6 giây phù phép đã trở thành “ngôi sao sáng” và nếu như không bị phát hiện thì nghiễm nhiên vào những trường thuộc top đầu quốc gia (!?). Cách đây 1 tuần (11-7), khi làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ Công Thương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Bố trí người sai thì bộ máy đông vẫn hỏng việc”. Liên hệ với việc “hô biến” điểm thi của 114 học sinh ở Hà Giang đã cướp đi cơ hội của 114 em khác học tốt hơn và nhiều người đã phải thốt lên: “Không thể chấp nhận được!”. Nếu những em này học xong lại được nâng đỡ, luồn lách trở về làm việc trong bộ máy công quyền thì hậu quả sẽ ra sao, đất nước sẽ đi về đâu với những con người “thành đạt” bằng sự dối trá?
Kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang dễ nhận ra bất thường vì điểm cao chiếm tỷ lệ lớn nhưng tỷ lệ tốt nghiệp THPT lại chỉ đạt 89,35% (trung bình cả nước là 97,57%), thuộc nhóm thấp nhất nước, chỉ hơn cụm thi đứng cuối là Sơn La 0,08 điểm. Theo logic, mức điểm càng cao, số lượng thí sinh đạt được càng ít, nhất là khi đề thi năm nay được đánh giá là khó. Đặc biệt, ngoài 2 thí sinh đạt điểm tuyệt đối môn tiếng Anh, khối thi A1, ở Hà Giang còn có 36 bài thi đạt trên 27 điểm, trong khi cả nước chỉ 76 học sinh đạt mức điểm này. Như vậy, số thí sinh ở Hà Giang dự thi bằng 5%, nhưng chiếm tới 47% học sinh đạt trên 27 điểm của cả nước. Cá biệt có em đạt 28,95 điểm, vào nhóm cao nhất nước(?!). Và với việc sửa điểm này, cảm giác của hầu hết học sinh trung thực, nỗ lực học tập đều bị hụt hẫng. Liệu niềm tin và sự nỗ lực của những em học tập tốt có còn khi biết kết quả không phản ánh đúng thực lực của bạn?
Đoàn công tác thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT đã làm việc với trách nhiệm cao vì trên 5.000 thí sinh dự thi của tỉnh Hà Giang năm nay và cũng vì sự công bằng của kỳ thi THPT quốc gia. Đất nước chỉ có thể phát triển nếu giữ vững tinh thần thượng tôn pháp luật. Những kẻ sai phạm phải được xử lý nghiêm, không chút nể nang, khoan nhượng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ GD-ĐT chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định pháp luật. Trong bài viết đăng trên Zing.vn, luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Công ty luật Bảo An nêu rõ: Nếu sửa điểm, làm lại hay làm thêm vào bài thi để có điểm cao thì hoàn toàn đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhằm làm rõ ai phạm tội, phạm tội gì, mức độ đến đâu. Hành vi sửa điểm có thể bị xem xét về tội giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, xử lý nghiêm chính là giải pháp duy nhất nhằm tìm đúng hiền tài, để người giỏi có cơ hội phụng sự vì sự phát triển của đất nước.
An Nhiên
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065